14/08/2006 04:05 GMT+7

Men tiêu hóa... khó tiêu hóa

NGỌC HÀ
NGỌC HÀ

TT - Thấy con cái gầy yếu, cha mẹ thường cho rằng do tiêu hóa không tốt. Vậy là lập tức đi mua men tiêu hóa với hi vọng... thúc tăng cân thật nhanh cho trẻ.

rvHaQY2v.jpgPhóng to
Các bậc phụ huynh nên cân nhắc kỹ trước khi mua men tiêu hóa cho con em mình - Ảnh minh họa: N.Hà
TT - Thấy con cái gầy yếu, cha mẹ thường cho rằng do tiêu hóa không tốt. Vậy là lập tức đi mua men tiêu hóa với hi vọng... thúc tăng cân thật nhanh cho trẻ.

Dùng thuốc bừa bãi

Dạo qua một số cửa hàng tân dược tại phố Ngọc Khánh, Giảng Võ, Cầu Giấy... (Hà Nội), khi hỏi men tiêu hóa, chúng tôi được giới thiệu mấy chục loại, giá 200 - 300 đồng/gói cho đến 50.000-60.000 đồng/hộp. Chị Đỗ Minh Phương, một phụ huynh, kể con anh trai chị bị táo bón, gầy, sút cân.

Đi khám được bác sĩ kê “toa”: uống một tuần mà ăn ngon hơn, người khỏe hẳn ra. Con chị không bệnh gì nhưng ăn kém nên chị cũng mượn đơn, “lọc” ra chỉ mua nguyên liều dùng men tiêu hóa vì theo chị “thuốc này giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt, lại chẳng phải kháng sinh gì mà lo hại người”.

Theo TS Nguyễn Tiến Dũng, phó trưởng khoa nhi Bệnh viện Bạch Mai, chuyện trẻ ăn ít hoặc ăn bình thường mà người gầy gò, hay đau bụng, đầy hơi là cha mẹ vội vàng mua men tiêu hóa về dùng rất phổ biến. Với quan niệm thuốc kích thích tiêu hóa chẳng hại gan hại ruột gì nên không ít người “tự chỉ định”. Thêm nữa, men tiêu hóa không nằm trong danh mục bán thuốc phải theo đơn nên giao dịch càng dễ dàng.

Thực chất, chỉ ở những người men tiêu hóa sẵn có quá ít, không đủ đáp ứng nhu cầu hấp thu thức ăn đưa vào cơ thể thì cần bổ sung men tiêu hóa dưới dạng thuốc.

Vi khuẩn có hại phát triển

Nhìn vào danh sách dài dằng dặc các loại men tiêu hóa chúng tôi “sưu tầm” được tại các cửa hàng thuốc, TS Dũng cảnh báo ngay: trong hơn 20 tên biệt dược này có đến gần một nửa không phải men tiêu hóa chính thống. Các nhà thuốc đánh đồng hai loại này thành tên chung là men tiêu hóa trong khi thực tế nguồn gốc của chúng là không giống nhau, cơ chế sử dụng và chỉ định cũng hoàn toàn khác nhau.

Các thuốc Lacteolfort, Lactomin, Lactomed, Biobaby... chỉ để dùng điều trị bệnh tiêu chảy cấp do virus và trường hợp bị thiếu hụt loại vi khuẩn đường ruột có lợi. Do đó, chủ yếu thuốc được áp dụng cho những bệnh nhân dùng kháng sinh kéo dài. Có tác dụng phụ là tiêu diệt cả những vi khuẩn đường ruột có lợi, tạo đà cho vi khuẩn có hại phát triển, đặc biệt làm cho vi khuẩn yếm khí lây lan, sinh ra chứng đau bụng khó chữa.

Nhóm thuốc thứ hai (gồm các loại như Tpepsin, Neopeptine, Neolacty...) mới đích thực là men tiêu hóa thức ăn. Chỉ định chủ yếu dùng cho người mắc các loại bệnh lý làm giảm men tiêu hóa như viêm loét dạ dày, viêm tụy mãn tính... Tuy nhiên, ngay cả với nhóm bệnh nhân này cũng không nên sử dụng kéo dài quá 10 ngày. Nếu dùng thuốc này như một thói quen, cơ thể thừa men thì tụy sẽ tự động ngừng tiết ra men tiêu hóa. Tụy không hoạt động lâu dài sẽ dẫn đến suy tụy, thiểu năng tuyến tụy, cơ thể không được bảo vệ dễ sinh nhiễm trùng.

NGỌC HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp