Khi lớp men răng mất đi, răng sẽ trở nên yếu, dễ bị sâu hoặc nhiều bệnh nha khoa khác. Ảnh: Cresh
Theo báo cáo trên tạp chí Science Advances của nhóm nhà khoa học Đại học Chiết Giang (Trung Quốc), phương pháp mới này sử dụng loại gel tạo nên từ ion canxi photphat.
Theo đó, họ trám một lớp gel mỏng lên bề mặt răng hỏng để kích thích sự phát triển của tinh thể epitaxit trong men răng. Quá trình này bắt chước sự phát triển cấu trúc phân cấp và tính chất cơ học của mô cứng men răng trong tự nhiên, nhờ đó men răng bị hư hỏng có thể được phục hồi hoàn toàn.
Kết quả là trong vòng 48 giờ, lớp gel mới đã tự sửa chữa, khôi phục được men răng. Tuy nhiên, hạn chế lớn của vật liệu mới này là nó chỉ có thể tạo ra một lớp men khoảng 3 micromet, mỏng hơn khoảng 400 lần so với men răng bình thường.
Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu sẽ hoàn thành thử nghiệm gel trên răng chuột và tiến tới áp dụng trên răng người trong môi trường tự nhiên.
Men răng là cách gọi lớp ngoài cùng của răng, có cấu trúc cực kỳ phức tạp. Các lớp men mỏng đan xen trong mô hình vảy cá khiến nó trở thành mô cứng nhất trong cơ thể con người.
Tuy rất cứng không thể vỡ nhưng men răng lại dễ bị ăn mòn, để lộ lớp ngà răng bên trong. Khi lớp men răng mất đi, răng sẽ trở nên yếu, dễ bị sâu hoặc nhiều bệnh nha khoa khác.
Vấn đề là men răng con người khi bị ăn mòn hư hỏng thì không thể tái tạo được. Cách phổ biến từ trước đến nay để bảo vệ răng bị mất men là trám, bọc răng. Tuy nhiên độ bền của phương pháp này không được lâu.
Khám phá mới của các nhà khoa học Đại học Chiết Giang mở ra hướng mới để chữa bệnh răng miệng nói riêng và tái tạo sinh học các vật liệu có cấu trúc phức tạp nói chung trong tương lai.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận