26/11/2022 08:18 GMT+7

'Mẹ và ngoại phải khỏe, phải nghe được như mọi người'

MINH CHIẾN
MINH CHIẾN

TTO - Nguyễn Quỳnh Như - chàng tân sinh viên ngành kinh doanh thương mại Trường ĐH Nha Trang ngày ngày đạp xe đi học, đi làm kiếm tiền mong ngoại và mẹ 'nghe được' sau nhiều năm trời sống trong im lặng.

Mẹ và ngoại phải khỏe, phải nghe được như mọi người - Ảnh 1.

Sau giờ lên lớp, Quỳnh Như đi làm thêm để kiếm tiền trang trải cuộc sống - Ảnh: MINH CHIẾN

Cả ba con người chỉ có thể dùng ngôn ngữ ký hiệu giao tiếp với nhau vì bà ngoại bị nặng tai, còn mẹ Như bị điếc bẩm sinh, sống cùng nhau trong căn nhà chưa đầy 20m2 xập xệ ven quốc lộ qua xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa).

Mẹ đã dành cả cuộc đời cho mình. Mẹ phải khỏe, phải nghe được như bao người khác. Không ai chê cha mẹ bạn nghèo hay khuyết tật, họ chỉ chê bạn thất bại khi đổ thừa hoàn cảnh.

NGUYỄN QUỲNH NHƯ

Lớn lên từ gánh nước của bà

Như tự nói mình thật tệ chứ lúc nhỏ rất sợ bị di truyền vì cả mẹ và cậu đều bị điếc. Mỗi lần nghe bạn bè hỏi lại thấy ngại nên toàn nhờ ngoại đi họp phụ huynh. "Càng lớn càng thấy thương mẹ hơn và đến bây giờ thấy mình vẫn còn may mắn hơn nhiều bạn khi còn có mẹ", Như nói.

Là chàng trai duy nhất trong nhà, Như luôn ý thức giúp bà và mẹ từ bé. Tuổi thơ của bạn là những ngày phụ bà bán hàng, bưng bê thuê để kiếm tiền mưu sinh nhưng tiền thuê nhà, thuốc thang cho mẹ cứ thiếu trước hụt sau. Mùa mưa, căn nhà trọ dột đủ chỗ, kê đồ lên chỗ cao rồi ba người thức trắng trên chiếc giường chật chội.

Bà Nguyễn Thị Nhuấn (67 tuổi) - bà ngoại Như - về nhà với chiếc xe đạp chất đầy nha đam và dừa khô. Bà kể lo lắng lắm khi con gái mang thai, trong khi mẹ Như lại vui lắm vì lần đầu được làm mẹ. Người mẹ điếc bẩm sinh ấy đặt cho con tên Quỳnh Như với ước mong con mình sẽ như đóa hoa quỳnh, loài hoa chỉ nở và tỏa hương trong đêm.

Dù ghé sát tai, người mẹ vẫn không nghe được con trai mình cất tiếng khóc khi chào đời. Bà Nhuần nhớ lúc đó thấy con gái ôm con vào lòng, khóc nấc lên, bà cũng khóc theo. Bà thấy thương cháu quá, người ta ra đời điều kiện đủ đầy, nó chả có gì! 

"Nó biết nhà nghèo nên từ nhỏ cho nó một vài ngàn đi học uống nước nhưng không tiêu đồng nào. Giờ vô đại học cũng thế, dặn lấy tiền ngoại cho ăn uống đầy đủ, vậy mà mỗi lần về nhà nó lén trả tiền lại vào túi", bà Nhuấn kéo áo lau nước mắt.

Cả nhà trông chờ vào tiệm nước của ngoại. Bà lại mắc bệnh hen suyễn nên lúc bán lúc không. Ngày nắng cố bán cũng kiếm được chừng 200.000 đồng, ngày mưa thì chịu, dọn ra rồi lại dọn vào, mà trái cây lại không để lâu được. 

Thỉnh thoảng mấy cán bộ xã rồi bà con hàng xóm cho ít tiền, mớ rau, con cá để cả nhà sống qua ngày. Nhưng bà Nhuần quả quyết dù có nghèo cũng ráng nuôi cháu ăn học đàng hoàng.

"Em muốn là đôi tai cho mẹ"

Như một mình vào Nha Trang nhập học và tìm chỗ trọ. Chủ nhà biết hoàn cảnh của Như nên đã cho ở miễn phí, bà ngoại vay tạm đủ đường để bạn kịp đóng học phí. "Mình có mang theo chiếc xe đạp, hôm nào trống tiết đi phục vụ nhà hàng mỗi buổi cũng được 150.000 đồng, có tiền mua đồ ăn, chi tiêu lặt vặt, còn tiền ngoại cho cất để dành", Như khoe.

Phấn đấu từ học lực khá thành học sinh giỏi cuối cấp III là cả nỗ lực của cậu bạn này. Như học khá tiếng Anh, thầy cô cũng thương toàn dạy kèm miễn phí. Thực ra, bạn muốn vào Sài Gòn, học ngôn ngữ Anh ở ngôi trường mình thích nhưng tính toán thấy đi xa, chi phí đắt đỏ nên thôi, chọn học tại Nha Trang, học phí cũng thấp lại có thể về thăm nhà cuối tuần.

Mẹ không nghe được nhưng chỉ cần Như ra ký hiệu, mẹ hiểu ngay. Mẹ còn là người bạn để Như tâm sự những chuyện vui buồn. Hồi bé mẹ hay đau bệnh nên chỉ học tới lớp 2 rồi nghỉ nên càng muốn con trai phải học tới nơi tới chốn. 

"Mình đi học cả phần của mẹ, mình muốn là đôi tai, là cái chân thay mẹ đến trường. Mỗi lần về kể cho mẹ nghe chuyện trường lớp, mẹ không hiểu hết nhưng nét mặt vui lắm, chăm chú nhìn mình nói", Như kể.

Như nói về kế hoạch đời mình, ra trường kiếm việc làm ổn định để điều đầu tiên sẽ làm là đưa mẹ đi chữa bệnh, có điều kiện tốt hơn để chăm sóc bà và mẹ. Bạn cũng đọc nhiều thông tin trên mạng, nghĩ đến việc cấy ốc tai điện tử hay mua máy trợ thính để mẹ có thể cảm nhận được âm thanh, nhất là có thể nghe Như nói, điều mà suốt 37 năm qua vẫn luôn khao khát.

Thấy con tiếp khách, người mẹ ngồi xa xa ra dấu mấy ngón tay, ú ớ không thành câu được Như "dịch" lại: "Sau này con học ngành gì, làm nghề gì miễn con thích, vui vẻ, khỏe mạnh là được, mẹ chẳng mong gì hơn!".

"Như có tính tự lập cao, càng học càng tiến bộ, bạn cũng có kỹ năng sống tốt hơn nhiều bạn khác" - cô Phan My Linh (Trường THPT Trần Cao Vân), giáo viên chủ nhiệm lớp 12, nói về học trò mình. Cô Linh nói cả lớp và trường đều quan tâm đến Như, xem là tấm gương nghị lực, hiếu học.

75 học bổng cho tân sinh viên

Hôm nay (26-11), 75 tân sinh viên khó khăn của Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Định sẽ được nhận học bổng Tiếp sức đến trường tại TP Nha Trang (Khánh Hòa), do báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng Tỉnh Đoàn và Sở Giáo dục - Đào tạo ba tỉnh tổ chức.

Mỗi suất học bổng 15 triệu đồng với tổng kinh phí hơn 1,1 tỉ đồng do Quỹ khuyến học khuyến tài Khánh Hòa, Tổng công ty Khánh Việt, Công ty TNHH nhà nước MTV yến sào Khánh Hòa, Công ty cổ phần chế biến lâm thủy sản Khánh Hòa, Công ty TNHH MTV xổ số kiến thiết Khánh Hòa và bạn đọc báo Tuổi Trẻ tài trợ.

Công ty TNHH Nestlé Việt Nam tài trợ quà tặng cho tân sinh viên, Quỹ khuyến học Vinacam (Công ty cổ phần Tập đoàn Vinacam) tặng hai laptop cho tân sinh viên đặc biệt khó khăn.

Mẹ và ngoại phải khỏe, phải nghe được như mọi người - Ảnh 5.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Làm công nhân may để kiếm tiền trước khi đỗ thủ khoa đại học Làm công nhân may để kiếm tiền trước khi đỗ thủ khoa đại học

TTO - Trúng tuyển đại học, nhà không có tiền, Huyền không thể nhập học, cô quyết định xin đi làm công ty may. Một năm sau, cô xuất sắc đỗ thủ khoa ngành kế toán Học viện Ngân hàng với số điểm 28,05 khối A00.

MINH CHIẾN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp