10/11/2024 09:31 GMT+7

'Mẹ tôi ung thư nuôi 7 người già, trẻ nhỏ, tôi tên Hận nhưng lòng hạnh phúc vì được tiếp sức'

Mẹ ung thư, Lê Hoài Hận là học sinh giỏi của Bến Tre, nay thành sinh viên Trường đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM và được báo Tuổi Trẻ tiếp sức đến trường.

'Mẹ tôi ung thư nuôi 7 người già, trẻ nhỏ, tôi tên Hận nhưng lòng hạnh phúc vì được tiếp sức' - Ảnh 1.

Các tân sinh viên vượt khó học giỏi tựa như những bông hoa vươn mình mạnh mẽ giữa cuộc đời còn lắm chông gai - Ảnh: LAN NGỌC

900 triệu đồng học bổng Tiếp sức đến trường được báo Tuổi Trẻ và các nhà hảo tâm trao cho tân sinh viên nghèo hai tỉnh Tiền Giang - Bến Tre sáng 10-11, tại hội trường lớn UBND tỉnh Bến Tre.

Tổng kinh phí 900 triệu đồng được Câu lạc bộ Tiếp sức đến trường Tiền Giang - Bến Tre, Câu lạc bộ Doanh nhân Tiền Giang, Bến Tre tại TP.HCM tài trợ. 

Báo Tuổi Trẻ và Tỉnh Đoàn Bến Tre sẽ tổ chức trao tặng cho 60 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, ngặt nghèo. 

Mỗi suất học bổng trị giá 15 triệu đồng tiền mặt. Ngoài ra Quỹ Khuyến học Vinacam - Công ty cổ phần Tập đoàn Vinacam tài trợ 3 laptop cho tân sinh viên đặc biệt khó khăn, thiếu thiết bị học tập.

Tham dự lễ trao học bổng có ông Trần Thanh Lâm - phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bến Tre; bà Nguyễn Thị Bé Mười - tỉnh ủy viên, phó chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre; ông Trần Tú Anh - tỉnh ủy viên, phó trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Tỉnh ủy Bến Tre; ông Hồ Trọng Tâm - phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bến Tre; ông Bùi Minh Nhựt - phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Bến Tre; ông Nguyễn Văn Bảy - phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Bến Tre.

Về phía lãnh đạo tỉnh Tiền Giang có ông Nguyễn Phương Toàn - phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tiền Giang; bà Đồng Thị Bạch Tuyết - chủ tịch Hội khuyến học tỉnh Tiền Giang. 

Đại diện đơn vị tài trợ và khách mời ông Nguyễn Kim Lan - chủ nhiệm Câu lạc bộ Tiếp sức đến trường Tiền Giang - Bến Tre; đại diện ban chủ nhiệm Câu lạc bộ và các thành viên Câu lạc bộ "Tiếp sức đến trường" Tiền Giang - Bến Tre.

Ông Huỳnh Kỳ Trân - chủ tịch Câu lạc bộ Doanh nhân Bến Tre tại TP.HCM; cùng đại diện ban chấp hành và các thành viên Câu lạc bộ Doanh nhân Bến Tre tại TP.HCM. 

Ông Trương Văn Kiệt - chủ tịch Câu lạc bộ Doanh nhân Tiền Giang tại TP.HCM; cùng đại diện Ban chấp hành và các thành viên Câu lạc bộ Doanh nhân Tiền Giang tại TP.HCM. 

Tiến sĩ Đoàn Hoàng Hải - phó thường trực Ban liên lạc Hội đồng hương Bến Tre; ông Nguyễn Thành Long - chủ tịch Quỹ Tình Thương Việt.

Về phía ban tổ chức có nhà báo Trần Xuân Toàn - phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ; chị Lâm Như Quỳnh - ủy viên ban chấp hành Trung ương Đoàn, bí thư Tỉnh Đoàn Bến Tre; chị Võ Thị Phương Diệu - phó bí thư Tỉnh Đoàn, chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh Bến Tre; anh Phạm Thanh Giang - phó bí thư Tỉnh Đoàn Tiền Giang, chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh Tiền Giang.

Ngoài ra còn có đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đại diện các phóng viên báo, đài phát thanh, truyền hình; đặc biệt là sự hiện diện của các tân sinh viên nhận học bổng.

"Học bổng này có thiệt, không phải mơ mẹ ơi!" 

'Mẹ tôi ung thư nuôi 7 người già, trẻ nhỏ, tôi tên Hận nhưng lòng hạnh phúc vì được tiếp sức' - Ảnh 2.

Tân sinh viên Nguyễn Cát Tường vui mừng đến tham dự lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường - Ảnh: LAN NGỌC

Nữ sinh Nguyễn Cát Tường (18 tuổi, quê Tiền Giang) chia sẻ tin vui với mẹ khi chính thức là thành viên trong "ngôi nhà" Tiếp sức đến trường năm nay.

Cát Tường hiện là sinh viên năm nhất ngành truyền thông đa phương tiện Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM.

Cha mẹ ly hôn từ năm Cát Tường chỉ mới 2 tuổi. Mẹ Tường làm thuê phải một mình gồng gánh nuôi con đi học và từ đó giờ không nhận được tiền chu cấp từ cha. Để có tiền đóng học phí cho con, mẹ cô đã phải vay mượn số nợ hiện tại đang hơn 80 triệu đồng. 

"Tôi cảm thấy hạnh phúc và may mắn khi được các nhà tài trợ và báo Tuổi Trẻ trao suất học bổng cho tôi. 15 triệu đồng này tôi sẽ sử dụng vào việc trang trải chi phí học tập và luôn ghi nhớ trong lòng ngày hôm nay - ngày mà tôi được cả xã hội chìa tay giúp đỡ không lạc bước trước cánh cửa đại học", Cát Tường bày tỏ.

Nhà báo Trần Xuân Toàn - phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ: Hãy ước mơ và nỗ lực từng bước hiện thực hóa ước mơ của mình

'Mẹ tôi ung thư nuôi 7 người già, trẻ nhỏ, tôi tên Hận nhưng lòng hạnh phúc vì được tiếp sức' - Ảnh 3.

Nhà báo Trần Xuân Toàn, phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ - Ảnh: DUYÊN PHAN

Phát biểu tại chương trình, nhà báo Trần Xuân Toàn cho rằng vùng đất Bến Tre là vùng đất rất đặc biệt, có truyền thống cách mạng hào hùng. Trong giai đoạn hòa bình hiện nay, vùng đất này cũng làm nên nhiều kỳ tích. 

Thay mặt ban tổ chức, nhà báo Trần Xuân Toàn cảm ơn các lãnh đạo tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm. "Chúng tôi vô cùng cảm kích vì trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn, doanh nghiệp còn nhiều thách thức nhưng vẫn dành chi phí để lo cho các em tân sinh viên. Xin đại diện ban tổ chức, tôi xin chân thành tri ân và cảm ơn tất cả cô chú, anh chị đã hỗ trợ, đồng hành xuyên suốt thời gian qua", ông Toàn nói. 

Nhà báo Trần Xuân Toàn cho biết thật xúc động với hoàn cảnh nhiều tân sinh viên. Có bạn mồ côi cả cha lẫn mẹ, tuy nhiên các bạn có sức mạnh chính là nghị lực. Rất nhiều bạn theo học nhiều trường nổi tiếng tại TP.HCM như Đại học Kinh tế, Đại học Công Thương, Đại học Y Dược, đó là sự nỗ lực rất lớn trong hoàn cảnh nghèo. 

Nhà báo Trần Xuân Toàn mong muốn các sinh viên làm tròn chữ trách nhiệm. Trách nhiệm thứ nhất là với bản thân của mình khi bước vào giai đoạn xa gia đình, xa bạn bè, cần tranh thủ trang bị cho mình kỹ năng sống, trong đó có sức khỏe đảm bảo để học tập và theo đuổi ước mơ. 

Thứ hai là có trách nhiệm với gia đình, người thân. Các bạn có cơ hội bước vào trường đại học, cao đẳng danh giá thì có trách nhiệm với người thân đã chia sẻ, nhường cơm sẻ áo cho mình để học tập tốt hơn. 

Thứ ba là trách nhiệm với cộng đồng, với cô chú, anh chị dành suất học bổng cho mình để từ đó cố gắng học tập thật tốt để không chỉ phục vụ bản thân của mình mà còn đóng góp cho quê hương, làng xóm của mình. 

"Các bạn tin rằng các cô chú, anh chị ngồi đây là những người luôn đồng hành, hỗ trợ các bạn. Tôi tin rằng 5 năm nữa, 10 năm nữa, các bạn ngồi đây sẽ quay lại xây dựng cho quê hương Bến Tre, Tiền Giang giàu đẹp hơn nữa", nhà báo Trần Xuân Toàn nói.

Ông Trần Thanh Lâm - phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Bến Tre: Tân sinh viên Bến Tre - Tiền Giang hãy tự tin bước trên những cây cầu nhân ái 

'Mẹ tôi ung thư nuôi 7 người già, trẻ nhỏ, tôi tên Hận nhưng lòng hạnh phúc vì được tiếp sức' - Ảnh 4.

Ông Trần Thanh Lâm - phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bến Tre - phát biểu tại buổi lễ - Ảnh: DUYÊN PHAN

Ông Trần Thanh Lâm cảm ơn báo Tuổi Trẻ và các nhà tài trợ đã sáng lập, duy trì chương trình học bổng Tiếp sức đến trường nhân văn, sâu sắc. Ông cho biết bản thân mình đã nhiều lần dự chương trình này, mỗi lần dự ở cương vị khác nhau nhưng có chung một cảm xúc là trân trọng, tin tưởng vào hiệu quả, sự lan tỏa của chương trình mang đến cho các em tân sinh viên, cho xã hội. 

Ông Trần Thanh Lâm cho biết tỉnh Bến Tre và Tiền Giang có chung một dòng sông. Ước mơ của nhiều đời người dân Bến Tre, Tiền Giang là bắc được nhiều cây cầu, trong đó có cầu Rạch Miễu 2, cầu Hàm Luông, Cổ Chiên, Đình Khao, Cửa Đại… 

"Nói đến cây cầu là sự gần gũi, chia sẻ, tiện lợi, phát triển. Hôm nay tôi muốn nói đến cây cầu đặc biệt là cây cầu do báo Tuổi Trẻ và các đơn vị đồng hành suốt bao năm qua đã xây đắp. Có thể gọi đó là cây cầu hạnh phúc, cây cầu nhân ái, cây cầu của niềm tin, hay cây cầu chắp cánh ước mơ. 

Mà những viên gạch để xây cầu đó là tấm lòng của các thầy cô, của các nhà hảo tâm, doanh nghiệp và nhiều người góp để xây đắp lên cây cầu rất đặc biệt này. 

Những người được vinh dự bước trên cây cầu này là rất nhiều em tân sinh viên đang ngồi đây và các thế hệ sinh viên trước. 

Các em bước tiếp vào đời ở một quãng rất khó khăn là bước vào cánh cửa đại học mà trên tay, trong hành trang của mình còn thiếu nhiều thứ. Nhưng chính sự giúp đỡ này, cây cầu ước mơ này mà tự tin bước về phía trước. 

Tôi tin cây cầu này sẽ không có điểm dừng, mà ngày càng vươn xa, giúp đỡ từng số phận của mỗi em tân sinh viên đang rất khó khăn ở thời điểm bước vào ngưỡng cửa cuộc đời. Đây thực sự là một ý nghĩa rất đặc biệt", ông Lâm chia sẻ.

10h trao học bổng, có mặt lúc... 7h

Dù 10h lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường mới chính thức diễn ra nhưng từ 7 - 8h sáng, nhiều tân sinh viên cùng người thân là ông bà, cha mẹ, bạn bè và có bạn đi một mình đã có mặt tại điểm trao hội trường lớn UBND tỉnh Bến Tre.

Các bạn không giấu được sự vui mừng khi mà đêm qua có bạn đã trằn trọc không ngủ được, hồi hộp chờ đến sáng để được tham dự và nhận học bổng trong chương trình.

Các tân sinh viên còn khó khăn ví suất học bổng như những "giấc mơ thành thiệt". Học bổng phần nào tiếp bước các em những bước đi đầu tiên trên chặng đường thay đổi phận nghèo bằng tri thức.

Mẹ chạy xe ôm hôm nay chở "khách hàng" là con đi nhận học bổng 

'Mẹ tôi ung thư nuôi 7 người già, trẻ nhỏ, tôi tên Hận nhưng lòng hạnh phúc vì được tiếp sức' - Ảnh 5.

Hai mẹ con tân sinh viên Nguyễn Quốc Thắng (quê Bến Tre) trân quý suất học bổng mà báo Tuổi Trẻ trao tặng - Ảnh: LAN NGỌC

Chạy xe ôm, bán rau, phụ bán quán cơm. Đó là những công việc đắp đổi qua ngày của chị Võ Thị Oanh (40 tuổi, huyện Mỏ Cày Bắc, Bến Tre) suốt nhiều năm qua. Thu nhập khoảng 100.000 đồng/ngày tạm lo cho Nguyễn Quốc Thắng - tân sinh viên ngành khoa học dữ liệu Trường đại học Công Thương TP.HCM tiếp tục đi học, khi cha em không may mất sớm.

Sáng 10-11, chị Oanh cũng nghỉ làm cùng con đi nhận học bổng. "Tôi nghe cháu nói được nhận học bổng, thiệt tôi mừng dữ lắm! Số tiền 15 triệu đồng quá lớn so với lao động của tôi. Tôi biết ơn các nhà hảo tâm đã giúp đỡ. Tôi hứa sẽ dùng số tiền này để lo cho con học tiếp ngành mà con đam mê", chị Oanh nói với lòng trân trọng.

Đại diện nhà tài trợ - chủ tịch Câu lạc bộ Doanh nhân Bến Tre tại TP.HCM, ông Huỳnh Kỳ Trân: "Tôi cũng là thầy giáo, muốn thúc đẩy các em thành hiền tài quốc gia" 

'Mẹ tôi ung thư nuôi 7 người già, trẻ nhỏ, tôi tên Hận nhưng lòng hạnh phúc vì được tiếp sức' - Ảnh 6.

Ông Huỳnh Kỳ Trân - chủ tịch CLB Doanh nhân Bến Tre tại TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Có mặt sớm tại buổi lễ trao học bổng, ông Huỳnh Kỳ Trân - chủ tịch Câu lạc bộ Doanh nhân Bến Tre tại TP.HCM - cho biết các bạn trẻ sẽ là những người góp phần xây dựng quê hương đất nước, vì thế chúng ta cần tiếp bước, hỗ trợ giúp đỡ, không để các em phải bỏ dở việc học chỉ vì nghèo khó.

"Bản thân cũng là thầy giáo, tôi thấu hiểu giá trị của việc hiền tài là nguyên khí của quốc gia, vì thế chúng tôi mong muốn hỗ trợ một phần giúp các bạn tân sinh viên gỡ khó trước mắt. Các em đừng quên hãy lấy đó làm động lực để cố gắng học tập thành tài cống hiến cho đất nước", ông Kỳ Trân nói.

Bộ phim về những người mẹ "cường nhân" và những đứa con không bỏ cuộc 

Hai tân sinh viên Lê Thị Ngọc Vy và Lê Hoài Hận - Thực hiện: MẬU TRƯỜNG - NHÃ CHÂN - DIỄM HƯỜNG - TRINH TRÀ

Khán phòng xúc động khi xem bộ phim quay hai cuộc đời 18 tuổi nhưng đã trải qua muôn vàn khó khăn. Hai đứa trẻ không có cha và sống dựa vào những người mẹ kiên cường, một người che chở con từ nhà trọ này đến nhà trọ khác, một người mắc ung thư nhưng vẫn là trụ cột lao động của gia đình. 

Mất cha, trôi dạt trong kiếp ăn nhờ ở đậu, vẫn đậu vào đại học 

'Mẹ tôi ung thư nuôi 7 người già, trẻ nhỏ, tôi tên Hận nhưng lòng hạnh phúc vì được tiếp sức' - Ảnh 7.

Tân sinh viên Lê Thị Ngọc Vy nghẹn ngào trong video và ngay khi chia sẻ trên sân khấu Tiếp sức đến trường - Ảnh: DUYÊN PHAN

Cha mất khi Lê Thị Ngọc Vy, tân sinh viên ngành khoa học hàng hải, Trường đại học Giao thông vận tải TP.HCM, vừa chập chững biết đi. Nhưng điều đáng buồn là sau khi cha mất, toàn bộ nhà cửa, ruộng đất phải trả lại cho bên nội. 

Bà Trần Thị Tuyết (48 tuổi) - mẹ của tân sinh viên Lê Thị Ngọc Vy - cho biết hễ cứ có nhà ai trống, 3 mẹ con bà lại xin ở tạm. 

"Kể từ khi chồng tui mất, đây là ngôi nhà thứ 6 tui xin ở nhờ", bà nói. Bà Tuyết lấy chồng năm 2002, đến năm 2004 cả hai về quê chồng ở huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang để lập nghiệp. Được bên chồng cho một công đất, hai vợ chồng vay mượn thêm tiền để mua thêm được hai công đất nữa để trồng rau bán kiếm sống qua ngày. 

Nhưng toàn bộ đất nói trên chưa kịp làm giấy tờ thì chồng bà Tuyết mất. Bên chồng lấy lại toàn bộ đất đai, nhà cửa. 

Hằng ngày bà Tuyết làm đủ thứ từ cắt cỏ bò, lượm ve chai, giúp việc nhà… miễn sao kiếm được tiền để đóng tiền học cho hai đứa con. Có khi chủ nhà không cho ở nhờ, mẹ con chỉ biết ôm nhau khóc.

Những lần chuyển nhà cứ liên tục, nối tiếp nhau khiến việc học của hai chị em Vy ít nhiều bị ảnh hưởng. Nhưng vượt qua tất cả, cả hai chị em lần lượt vào giảng đường đại học. Riêng tân sinh viên Lê Thị Ngọc Vy liên tục 12 năm đều đạt học sinh giỏi và đến nay đã trở thành tân sinh viên ngành khoa học hàng hải của Trường đại học Giao thông vận tải TP.HCM. 

Ngày Vy lên TP.HCM nhập học, bà Tuyết nghẹn ngào xúc động, nhưng cảm giác chông chênh khó nói. Bởi theo bà, thu nhập từ những công việc làm thuê làm mướn và những đồng tiền lẻ từ nghề lượm ve chai không thể nào nuôi được hai con học đại học. 

Bà chỉ biết mong chờ vào những suất học bổng từ báo Tuổi Trẻ để con không bị dang dở ước mơ, không phải lâm vào cảnh không nhà không cửa như mình.

'Mẹ tôi ung thư nuôi 7 người già, trẻ nhỏ, tôi tên Hận nhưng lòng hạnh phúc vì được tiếp sức' - Ảnh 8.

Bà Nguyễn Thị Lần (60 tuổi, quê Bến Tre) chăm chú xem clip về hoàn cảnh nghị lực của hai tân sinh viên Lê Thị Ngọc Vy và Lê Hoài Hận trên sân khấu. Bà Lần nhìn thấy các em có hoàn cảnh khó khăn giống cô con gái của mình, Nguyễn Thị Thảo Nguyên - là tân sinh viên khó khăn đã đổ vào ngành luật kinh tế - Trường đại học Công thương TP.HCM - Ảnh: LAN NGỌC

Tên là Hận nhưng lòng không hận, học sinh giỏi của rất nhiều môn

'Mẹ tôi ung thư nuôi 7 người già, trẻ nhỏ, tôi tên Hận nhưng lòng hạnh phúc vì được tiếp sức' - Ảnh 9.

Tân sinh viên Lê Hoài Hận - Ảnh: DUYÊN PHAN

Lê Hoài Hận đã là sinh viên ngành quản trị kinh doanh của Trường đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM. 

Sinh ra trong một gia đình thuộc diện khó khăn của xã Giao Thạnh, Bến Tre, từ nhỏ Hận không biết mặt cha. Với công việc đơm hạt cườm, ngày kiếm vài chục ngàn đồng không thể nuôi nổi 7 miệng ăn trong gia đình, mẹ của Hận còn phải nuôi thêm em trai của Hận, ông ngoại và 3 mẹ con dì út.

Mẹ của Hận dù đang mang trong mình căn bệnh ung thư nhưng cũng đành rời xa gia đình qua tận Kiên Giang để làm công việc trông trẻ rồi gửi tiền về để lo cho các con ăn học. 

Những cuộc gặp gỡ của mẹ con giờ đây chỉ có thể qua màn hình điện thoại.

Ý thức được hoàn cảnh của gia đình, Hận quyết tâm học thật giỏi để thoát cảnh nghèo vốn đeo đẳng gia đình suốt nhiều thế hệ qua. 

Dù ngoài giờ học Hận làm tất cả mọi việc trong nhà như giặt giũ, nấu nướng, cắt cỏ cho bò nhưng thành tích học rất đáng nể.

Hận từng đạt được giải nhì học sinh giỏi cấp huyện liên tiếp hai năm lớp 8 và lớp 9. Ngoài ra, Hận còn đạt giải 3 học sinh giỏi môn toán lớp 9 và một giải 3 học sinh giỏi địa lý năm lớp 11.

Có lẽ không muốn đôi vai mẹ thêm trĩu nặng nên ngay khi đặt chân lên TP.HCM, Hận đã nhanh chóng kiếm việc làm thêm trong một cửa hàng tiện lợi gần chỗ học để kiếm thêm thu nhập.

'Mẹ tôi ung thư nuôi 7 người già, trẻ nhỏ, tôi tên Hận nhưng lòng hạnh phúc vì được tiếp sức' - Ảnh 10.

Khách mời xúc động trước câu chuyện của hai tân sinh viên - Ảnh: DUYÊN PHAN

Tại sân khấu buổi lễ, hai tân sinh viên đều chia sẻ về câu hỏi hoàn cảnh rất khó khăn, gia đình không trọn vẹn khi chỉ còn lại mẹ gồng gánh công việc hằng ngày, lại mang bệnh, động lực nào các bạn vượt qua khó khăn nghịch cảnh đó.

Tân sinh viên Lê Hoài Hận (Trường đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM) chia sẻ: Mình thấy tên Hận cũng không có vấn đề gì với mình, vì tên Hận mà được sự yêu thương thì cũng được hạnh phúc như mọi người, và sẽ có một tương lai tươi sáng đang đợi mình.

Chia sẻ về động lực vượt qua khó khăn, Hận cho biết đó chính là mẹ của em. Mẹ phải làm xa, vất vả, nên em phải tự động viên cố gắng học tập tốt để có công việc lo cho mẹ. Mẹ luôn động viên phải cố gắng học, lo cho bản thân để không phải khổ như mẹ.

Tân sinh viên Lê Thị Ngọc Vy (Trường đại học Giao thông vận tải T.HCM) cũng chia sẻ động lực vượt khó của mình trong ngắt quãng, bởi cô liên tục khóc do không kìm được xúc động. Ngọc Vy cho rằng mẹ và chị là động lực lớn nhất, cố gắng học để xây dựng cho căn nhà để ba mẹ con trải qua cuộc sống.

Về chặng đường sắp tới, Vy cho biết trăn trở lớn nhất là người mẹ chỉ có một mình ở quê, vừa làm việc phải nuôi hai chị em. Khó nhất là mẹ không có công việc ổn định, sức khỏe lại yếu. Vì vậy, hai chị em sẽ cố gắng để đỡ đần mẹ, kiếm thêm thu nhập từ việc làm thêm để chia sẻ với mẹ. Cô cũng tự tin sẽ thực hiện được, cố gắng học thật tốt, tìm kiếm việc vừa sức mình để giúp mẹ.

'Mẹ tôi ung thư nuôi 7 người già, trẻ nhỏ, tôi tên Hận nhưng lòng hạnh phúc vì được tiếp sức' - Ảnh 11.

Nước mắt đồng cảm của các tân sinh viên trong lễ trao học bổng - Ảnh: DUYÊN PHAN

Tham gia buổi giao lưu với hai tân sinh viên, ông Nguyễn Kim Lan, chủ nhiệm Câu lạc bộ Tiếp sức đến trường Tiền Giang - Bến Tre, cho biết suốt 17 năm qua, Ban liên lạc đồng hương Bến Tre, Tiền Giang tại TP.HCM cùng hai câu lạc bộ doanh nhân hai tỉnh này tại TP.HCM nỗ lực giúp các tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó, học giỏi có tương lai mai sau quay về giúp quê hương. 

"Mỗi mảnh đời là một cảm xúc để chúng ta coi như dấu ấn cuộc đời của các cháu mà phải có bàn tay giúp đỡ. Nó có ý nghĩa vô cùng, tạo một ấn tượng rất tốt. Các cháu phải thể hiện lòng biết ơn bằng cách học cho giỏi, có mảnh bằng để sau này quay về quê hương phục vụ cho tỉnh nhà. Đó là điều chúng tôi mong muốn", ông Lan gửi gắm.

'Mẹ tôi ung thư nuôi 7 người già, trẻ nhỏ, tôi tên Hận nhưng lòng hạnh phúc vì được tiếp sức' - Ảnh 12.

Ông Nguyễn Kim Lan, chủ nhiệm Câu lạc bộ Tiếp sức đến trường Tiền Giang - Bến Tre - Ảnh: DUYÊN PHAN

Xúc động trước hoàn cảnh và nghị lực của hai bạn tân sinh viên Lê Thị Ngọc Vy và Lê Hoài Hận, bà Bùi Thị Dung - tổng giám đốc Nha khoa Anna (TP.HCM) - dành tặng thêm 20 triệu đồng cho mỗi bạn.

Nhân dịp này Hoa hậu Môi trường Thế giới 2023 Nguyễn Thanh Hà trao tặng 60 phần tập trắng, mỗi phần 10 quyển cho tân sinh viên Bến Tre, Tiền Giang.

Hai tân sinh viên Lê Hoài Hận và Lê Thị Ngọc Vy xúc động khi tham gia phần giao lưu tại chương trình.

May mắn hai lần được báo Tuổi Trẻ tiếp sức đến trường cho hai con 

'Mẹ tôi ung thư nuôi 7 người già, trẻ nhỏ, tôi tên Hận nhưng lòng hạnh phúc vì được tiếp sức' - Ảnh 13.

Từ sáng sớm, anh Trịnh Tấn Đạt chở con gái đi nhận học bổng Tiếp sức đến trường - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Từ sáng sớm, trên chiếc xe máy cà tàng, anh Trịnh Tấn Đạt (43 tuổi, ngụ xã Hưng Nhượng, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) chở theo con gái là Trịnh Thị Hương, tân sinh viên ngành luật kinh tế, Đại học Nam Cần Thơ, đến hội trường UBND tỉnh Bến Tre (TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre) để nhận học bổng.

Đây là lần thứ 2 anh Đạt chở con đi nhận học bổng Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ. Lần thứ nhất là cách đây 3 năm, con trai lớn của gia đình vào đại học. 

"Thời điểm đó, gia đình tôi gặp rất nhiều khó khăn. Tưởng chừng như việc học của con bị dở dang. Nhưng nhờ có suất học bổng Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ, hiện nay con đang là sinh viên năm cuối ngành công nghệ ô tô của Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM", anh Đạt kể.

Thời điểm cách đây 3 năm, gia đình anh Đạt là hộ nghèo. Còn bây giờ gia đình anh là hộ cận nghèo. Nguồn thu nhập chính là những đồng lương ít ỏi từ công việc phụ hồ và dọn dẹp mướn của hai vợ chồng anh. 

Dù nghèo, cả hai vợ chồng anh Đạt tự an tủi nhau rằng sẽ làm mọi việc để con không phải nghỉ học giữa chừng. Hơn nữa, bên cạnh còn có các nhà hảo tâm với những suất học bổng nghĩa tình.

Tiếp sức đến trường 2024, Bến Tre ngày 10-11. Tân sinh viên và phụ huynh tới dự lễ trao học bổng - Thực hiện: HOÀI THƯƠNG - NHÃ CHÂN - DIỄM HƯỜNG

Không thể theo ước mơ quân ngũ, chàng sinh viên đậu ngành dược không tìm đâu ra tiền đóng học phí

'Mẹ tôi ung thư nuôi 7 người già, trẻ nhỏ, tôi tên Hận nhưng lòng hạnh phúc vì được tiếp sức' - Ảnh 14.

Bỏ dở giấc mơ quân ngũ, Lê Minh Nhựt giờ là sinh viên ngành dược - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Nhựt cho biết mình sinh ra trong gia đình hoàn cảnh khó khăn. Ba mẹ ly dị từ lúc Nhựt học lớp 6. Nhựt sống cùng ba và ông bà nội. Ba Nhựt hiện tại không có việc làm ổn định, thu nhập bấp bênh.

Đó là tân sinh viên Lê Minh Nhựt, quê ở thị trấn Thạnh Phú, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. 

Kể về chặng đường gian khổ của mình, Nhựt cho biết: "Tôi luôn ra sức cố gắng học tập. Năm 2023, tôi thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển đậu vào Trường sĩ quan Lục quân 2. Nhưng sau một thời gian học tập và công tác, tôi phát hiện mình bị bệnh giãn tĩnh mạch (4,5 độ) nên không thể tiếp tục học tập và vận động nặng trong thời gian dài. Tôi ra quân và trở về địa phương. Tôi tiếp tục nộp hồ sơ xét tuyển và đậu vào ngành dược Trường cao đẳng Bến Tre để tiếp tục được đi học và cải thiện tương lai".

Nhưng khó khăn vẫn luôn đeo bám Nhựt khi những ngày nhập học cận kề mà gia đình không chạy đâu ra vài triệu đóng tiền học. Thương hoàn cảnh, các thầy giáo ở huyện Thạnh Phú đã đứng ra vận động đủ tiền cho Nhựt nhập học. 

Ngày quảy ba lô đến trường làm thủ tục nhập học, Nhựt cũng chuẩn bị sẵn bộ hồ sơ để xin việc tại TP Bến Tre để kiếm tiền vừa để trả nợ vừa trang trải việc học. 

"Hôm nay, nhận được suất học bổng từ chương trình, tôi rất vui vì đã có một khoản tiền để trang trải cho việc học. Nhưng niềm vui hơn cả đó là tôi nhận thấy bên mình còn có những người thầy, những nhà hảo tâm và các chương trình luôn đồng hành, hỗ trợ những tân sinh viên khó khăn như mình".

Học sinh giỏi huyện không có mẹ: Chưa tin mình nhận được học bổng 15 triệu đồng

'Mẹ tôi ung thư nuôi 7 người già, trẻ nhỏ, tôi tên Hận nhưng lòng hạnh phúc vì được tiếp sức' - Ảnh 15.

Cậu trò nghèo Huỳnh Tấn Kiệt vượt chông gai thiếu thốn vật chất xuất sắc đỗ đại học bằng phương thức xét tuyển thẳng vào đại học, ngành khoa học máy tính Trường đại học Công nghệ Thông tin - Đại học Quốc gia TP.HCM - Ảnh: LAN NGỌC

Đặt vé xe lúc 5h sáng từ TP Thủ Đức (TP.HCM) về Bến Tre nhận học bổng, Huỳnh Tấn Kiệt - tân sinh viên ngành khoa học máy tính Trường đại học Công nghệ Thông tin - Đại học Quốc gia TP.HCM - vẫn chưa thể tin mình sẽ cầm trong tay suất học bổng 15 triệu đồng.

Cha và mẹ ly hôn nhiều năm. Kiệt và em trai về sống cùng cha với nghề phụ hồ bấp bênh chỉ khoảng 200.000 đồng/ngày. Khó khăn bủa vây khi mà công việc phụ hồ của cha Kiệt bữa có bữa không. 

Càng khó bao nhiêu, ý chí thoát nghèo bằng con chữ của Kiệt càng mạnh mẽ bấy nhiêu. Bảng thành tích đáng nể với Top 5 học sinh giỏi nhất Trường THPT Phan Liêm (huyện Ba Tri, Bến Tre) với số điểm trung bình 9.4, học sinh giỏi 12 năm liền, đoạt danh hiệu Học sinh 3 tốt, thành tích tốt trong các phong trào Đoàn Đội, văn - thể - mỹ của trường… đã được Trường đại học Công nghệ thông tin - Đại học Quốc gia TP.HCM tuyển thẳng vào đại học.

"Suất học bổng của các nhà hảo tâm, báo Tuổi Trẻ trao, tôi sẽ quý trọng từng đồng, dùng vào việc học chính đáng. Sau này nếu có điều kiện tôi sẽ quay lại giúp các bạn sinh viên khó khăn như tôi để "vòng quay" nghĩa tình sẽ quay tiếp đến vô cùng", Tấn Kiệt nói chắc nịch.

'Mẹ tôi ung thư nuôi 7 người già, trẻ nhỏ, tôi tên Hận nhưng lòng hạnh phúc vì được tiếp sức' - Ảnh 16.

Bạn Lê Thị Mỹ Hạnh (ngồi đầu), tân sinh viên Trường ĐH Văn hóa TP.HCM - cho biết rất vui khi nhận được học bổng. Với khoản kinh phí này, cô sẽ cân đo đong đếm để phù hợp với những khoản chi tiêu đầu năm học - Ảnh: DUYÊN PHAN

Đại diện nhà tài trợ, ông Trương Văn Kiệt - chủ tịch Câu lạc bộ Doanh nhân Tiền Giang tại TP.HCM: Ấn tượng với các sinh viên từng nhận học bổng nay quay lại giúp đỡ đàn em 

'Mẹ tôi ung thư nuôi 7 người già, trẻ nhỏ, tôi tên Hận nhưng lòng hạnh phúc vì được tiếp sức' - Ảnh 17.

Ông Trương Văn Kiệt - chủ tịch CLB Doanh nhân Tiền Giang tại TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Ông Trương Văn Kiệt xúc động nói bản thân ấn tượng với các anh chị sinh viên khó khăn từng được giúp đỡ nay quay trở lại tiếp bước thế hệ sau là các bạn tân sinh viên của Bến Tre và Tiền Giang còn khó khăn khi không có tiền học đại học.

"Chúng tôi cũng có những đóng góp nhỏ, mong muốn giúp đỡ các em hiếu học viết tiếp ước mơ giảng đường không phải dang dở việc học. Mong các em sử dụng đúng số tiền học bổng phục vụ cho việc học, cố gắng phấn đấu sao cho không phụ lòng của các nhà hảo tâm và báo Tuổi Trẻ", ông Kiệt nhắn nhủ. 

Đây là năm thứ 17 Câu lạc bộ Doanh nhân Tiền Giang tại TP.HCM đồng hành cùng báo Tuổi Trẻ trong chương trình học bổng Tiếp sức đến trường. Đây là hoạt động ý nghĩa và có sức lan tỏa rộng rãi bởi giá trị nhân văn mà chương trình này mang lại.

Ông Trương Văn Kiệt, chủ tịch CLB Doanh nhân Tiền Giang tại TP.HCM - Thực hiện: HOÀI THƯƠNG - NHÃ CHÂN - DIỄM HƯỜNG

Tiến sĩ Đoàn Hoàng Hải - phó thường trực Ban liên lạc Hội đồng hương Bến Tre tại TP.HCM: Các em đã không bị bỏ lại phía sau, vậy phải tiến về phía trước 

'Mẹ tôi ung thư nuôi 7 người già, trẻ nhỏ, tôi tên Hận nhưng lòng hạnh phúc vì được tiếp sức' - Ảnh 18.

Tiến sĩ Đoàn Hoàng Hải - phó thường trực Ban liên lạc Hội đồng hương Bến Tre - Ảnh: DUYÊN PHAN

Tiến sĩ Đoàn Hoàng Hải cho hay chương trình Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ là tâm huyết của các nhà hảo tâm, nhà tài trợ và các đơn vị cùng chung tay chăm lo thế hệ sau.

Ông nói: "Tôi muốn sau khi nhận học bổng này, các em tân sinh viên phải không ngừng nỗ lực, phấn đấu.

Ngày xưa, thế hệ chúng tôi đi bộ đội, hành trang là một ba lô, một cây súng và máy móc vô tuyến điện. Còn hôm nay, thế hệ trẻ xây dựng kinh tế thì hành trang đó là tri thức.

Các em, các cháu sẽ không bị bỏ lại phía sau bởi có báo Tuổi Trẻ, nhà tài trợ sẵn sàng dang tay giúp đỡ. Các em, các cháu phải tiến lên phía trước, ra sức học tập để dựng xây đất nước".

Chị Lâm Như Quỳnh - ủy viên BCH Trung ương Đoàn, bí thư Tỉnh Đoàn Bến Tre: Chúng tôi cam kết chọn đúng những tấm gương hiếu học, khó khăn cho học bổng này 

'Mẹ tôi ung thư nuôi 7 người già, trẻ nhỏ, tôi tên Hận nhưng lòng hạnh phúc vì được tiếp sức' - Ảnh 19.

Chị Lâm Như Quỳnh - ủy viên BCH Trung ương Đoàn, bí thư Tỉnh Đoàn Bến Tre - Ảnh: DUYÊN PHAN

Đến dự buổi lễ, chị Lâm Như Quỳnh cho hay Tỉnh Đoàn Bến Tre rất vinh dự khi được đồng hành cùng báo Tuổi Trẻ và học bổng Tiếp sức đến trường trong những năm qua. Chương trình học bổng cũng là cầu nối giúp gắn kết thêm nghĩa tình của hai tỉnh Bến Tre và Tiền Giang. Hằng năm, các tân sinh viên của Bến Tre và Tiền Giang rất háo hức và mong chờ để được đăng ký xét chọn trao học bổng. 

Với các em, suất học bổng có ý nghĩa vô cùng lớn, giúp con đường đi tới cánh cửa đại học bớt đi sự gập ghềnh. 

"Chúng tôi cam kết xét chọn đúng đối tượng cần giúp và chính các em nhận học bổng sẽ sử dụng số tiền nhận được vào đúng mục đích học tập, để không hoang phí tấm lòng của các nhà hảo tâm đã hỗ trợ", chị Quỳnh khẳng định.

Chị Lâm Như Quỳnh - ủy viên ban chấp hành Trung ương Đoàn, bí thư Tỉnh Đoàn Bến Tre

Mẹ mất, cha đi làm xa, nhận học bổng gọi điện hai cha con mừng khôn xiết 

Có mặt từ rất sớm, chỉn chu trong bộ quần áo tươm tất, Đoàn Mộng Hồng Nhung nay là tân sinh viên ngành công nghệ thông tin Trường cao đẳng Tiền Giang háo hức chờ nhận học bổng Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ.

Mẹ Nhung bị bạo bệnh qua đời lúc bạn còn học tiểu học. Cha Nhung đi Bình Dương làm công nhân với đồng lương vài triệu/tháng cũng gói ghém lắm mới có tiền gửi về cho Nhung và em gái ăn học.

Trong căn nhà nhỏ thiếu trước hụt sau, hai chị em nương tựa nhau. Nhung ngoài chăm chỉ học tập cũng kiêm luôn vai trò làm cha mẹ chăm sóc em gái mình.

"Hay tin nhận học bổng, tôi bất ngờ và gọi ngay cho cha biết. Cha mừng thay cho tôi. Vì bận làm nên cha không về đưa tôi đi nhận học bổng được. Tôi xem đây là món quà đặc biệt và ghi nhớ trong lòng những ân tình mà các nhà hảo tâm và báo Tuổi Trẻ đã lựa chọn và trao cho tôi trong vô vàn những hoàn cảnh còn khó khăn khác ngoài xã hội", Nhung nói với lòng biết ơn.

'Mẹ tôi ung thư nuôi 7 người già, trẻ nhỏ, tôi tên Hận nhưng lòng hạnh phúc vì được tiếp sức' - Ảnh 20.

Chương trình trao tặng 3 laptop cho tân sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: Lê Thị Ngọc Vy, Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM; Lê Hoài Hận, Trường ĐH Quản lý và Công nghệ TP.HCM và Lê Thị Mỹ Hạnh, Trường ĐH Văn hóa TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

'Mẹ tôi ung thư nuôi 7 người già, trẻ nhỏ, tôi tên Hận nhưng lòng hạnh phúc vì được tiếp sức' - Ảnh 21.

Bác sĩ Nguyễn Minh Chí (bìa phải) tặng quà cho ông Nguyễn Kim Lan và hai tân sinh viên Ngọc Vy, Hoài Hận - Ảnh: DUYÊN PHAN

Tại buổi lễ, bác sĩ Nguyễn Minh Chí, từng là tân sinh viên khó khăn nhận học bổng Tiếp sức đến trường, hiện đang làm việc tại Trung tâm Y tế huyện Chợ Lách (Bến Tre), gửi đến chương trình những tin nhắn đầy yêu thương và san sẻ. Bác sĩ Chí nhắn nhủ các tân sinh viên, không ai chọn được nơi sinh ra và lớn lên. Như cây xương rồng đầy gai, có thể sống trên sa mạc nơi khô cằn nhưng chúng vẫn khỏe mạnh và vẫn trổ hoa rất đẹp. 

"Các em hãy tiếp tục cứng cáp, biến gió sương thành thử thách để mình vươn thẳng hơn. Nếu chúng ta bất hạnh một thì phấn đấu gấp đôi gấp ba, thậm chí gấp 100 lần so với những người khác, rồi sẽ có kết quả tốt", anh nói. 

Bác sĩ Chí cũng gửi lời tri ân và gửi tặng những cây xương rồng cho đại diện những nhà tài trợ. "Những ân tình của cô chú là nước "tưới lên" đời cháu làm vơi đi những khó khăn trước mắt của chúng cháu trên con đường đến giảng đường" - bác sĩ Chí bày tỏ.

Trao học bổng Tiếp sức đến trường cho 60 tân sinh viên Tiền Giang - Bến Tre:

'Mẹ tôi ung thư nuôi 7 người già, trẻ nhỏ, tôi tên Hận nhưng lòng hạnh phúc vì được tiếp sức' - Ảnh 22.

Ông Trần Thanh Lâm - phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bến Tre (bên phải) cùng ông Nguyễn Kim Lan, chủ nhiệm CLB Tiếp sức đến trường Tiền Giang - Bến Tre - trao học bổng cho tân sinh viên - Ảnh: DUYÊN PHAN

'Mẹ tôi ung thư nuôi 7 người già, trẻ nhỏ, tôi tên Hận nhưng lòng hạnh phúc vì được tiếp sức' - Ảnh 23.

Nhà báo Trần Xuân Toàn - phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ (bên trái) cùng ông Huỳnh Kỳ Trân - chủ tịch CLB Doanh nhân Bến Tre tại TP.HCM - trao học bổng cho tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn - Ảnh: DUYÊN PHAN

'Mẹ tôi ung thư nuôi 7 người già, trẻ nhỏ, tôi tên Hận nhưng lòng hạnh phúc vì được tiếp sức' - Ảnh 24.

Ông Nguyễn Phương Toàn - phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh (bên phải) cùng tiến sĩ Đoàn Hoàng Hải - phó thường trực Ban liên lạc Hội đồng hương Bến Tre - trao học bổng cho tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn - Ảnh: DUYÊN PHAN

'Mẹ tôi ung thư nuôi 7 người già, trẻ nhỏ, tôi tên Hận nhưng lòng hạnh phúc vì được tiếp sức' - Ảnh 25.

Bà Nguyễn Thị Bé Mười - tỉnh ủy viên, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre (bên phải) - Ảnh: DUYÊN PHAN

'Mẹ tôi ung thư nuôi 7 người già, trẻ nhỏ, tôi tên Hận nhưng lòng hạnh phúc vì được tiếp sức' - Ảnh 26.

'Mẹ tôi ung thư nuôi 7 người già, trẻ nhỏ, tôi tên Hận nhưng lòng hạnh phúc vì được tiếp sức' - Ảnh 27.

Bà Lâm Như Quỳnh - ủy viên BCH Trung ương Đoàn, bí thư Tỉnh Đoàn Bến Tre - cùng ông Trương Văn Kiệt - chủ tịch CLB Doanh nhân Tiền Giang tại TP.HCM - trao học bổng cho tân sinh viên - Ảnh: DUYÊN PHAN

'Mẹ tôi ung thư nuôi 7 người già, trẻ nhỏ, tôi tên Hận nhưng lòng hạnh phúc vì được tiếp sức' - Ảnh 28.

'Mẹ tôi ung thư nuôi 7 người già, trẻ nhỏ, tôi tên Hận nhưng lòng hạnh phúc vì được tiếp sức' - Ảnh 29.

'Mẹ tôi ung thư nuôi 7 người già, trẻ nhỏ, tôi tên Hận nhưng lòng hạnh phúc vì được tiếp sức' - Ảnh 30.

'Mẹ tôi ung thư nuôi 7 người già, trẻ nhỏ, tôi tên Hận nhưng lòng hạnh phúc vì được tiếp sức' - Ảnh 31.

'Mẹ tôi ung thư nuôi 7 người già, trẻ nhỏ, tôi tên Hận nhưng lòng hạnh phúc vì được tiếp sức' - Ảnh 32.

'Mẹ tôi ung thư nuôi 7 người già, trẻ nhỏ, tôi tên Hận nhưng lòng hạnh phúc vì được tiếp sức' - Ảnh 33.

'Mẹ tôi ung thư nuôi 7 người già, trẻ nhỏ, tôi tên Hận nhưng lòng hạnh phúc vì được tiếp sức' - Ảnh 34.


Bến Tre là điểm trao áp chót của chương trình học bổng Tiếp sức đến trường 2024

Đây là điểm trao thứ 11 trong chương trình học bổng Tiếp sức đến trường năm 2024 dành cho tân sinh viên thuộc chương trình Vì ngày mai phát triển lần thứ 600 của báo Tuổi Trẻ.

Chương trình học bổng Tiếp sức đến trường năm 2024 của báo Tuổi Trẻ dành cho hơn 1.100 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của cả nước với tổng kinh phí hơn 20 tỉ đồng.

Câu lạc bộ Tiếp sức đến trường Tiền Giang - Bến Tre và Câu lạc bộ Doanh nhân Tiền Giang, Bến Tre tại TP.HCM là nơi tập hợp những người con xa quê, những người bạn yêu mến quê hương Tiền Giang, Bến Tre… mong muốn được trở về tiếp sức, đồng hành thắp lửa cho các bạn trẻ có hoàn cảnh khó khăn tại quê nhà.

Đây cũng là năm thứ 17 với tinh thần "người đi trước nâng bước người đi sau" đã tạo nên những giá trị nhân văn hết sức sâu sắc cho chương trình Tiếp sức đến trường tại Tiền Giang - Bến Tre.

Cách đây 16 năm, từ 86 tân sinh viên của Tiền Giang - Bến Tre có hoàn cảnh khó khăn đầu tiên được tiếp sức, đến nay Câu lạc bộ Tiếp sức đến trường Tiền Giang - Bến Tre và Câu lạc bộ Doanh nhân Tiền Giang, Bến Tre tại TP.HCM đã tiếp sức cho 1.551 tân sinh viên, với tổng kinh phí học bổng hơn 17,3 tỉ đồng. Bên cạnh hỗ trợ suất học bổng nhiều thành viên của câu lạc bộ cũng hỗ trợ kinh phí sinh hoạt, phương tiện đi lại, việc làm… cho tân sinh viên xa nhà.

Cũng trong năm 2024, ngoài 60 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của tỉnh Tiền Giang - Bến Tre, chương trình Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ dành cho tân sinh viên còn được tổ chức trao theo các khu vực: miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ; 11 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long; các tỉnh, thành phía Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung bộ.

Chương trình được sự đóng góp, ủng hộ của Quỹ Đồng hành nhà nông (Công ty cổ phần phân bón Bình Điền), Quỹ khuyến học Vinacam (Công ty cổ phần Tập đoàn Vinacam) và các Câu lạc bộ Nghĩa tình Quảng Trị, Phú Yên; Câu lạc bộ Tiếp sức đến trường Thừa Thiên Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, Tiền Giang - Bến Tre và Câu lạc bộ Doanh nhân Tiền Giang, Bến Tre tại TP.HCM, Công ty Dai-ichi Life Việt Nam, ông Dương Thái Sơn và những người bạn cùng các doanh nghiệp và đông đảo bạn đọc báo Tuổi Trẻ

Ngoài ra, Công ty cổ phần Tập đoàn Vinacam còn tài trợ 50 máy tính xách tay cho tân sinh viên đặc biệt khó khăn, thiếu thiết bị học tập trị giá khoảng 600 triệu đồng, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam tài trợ 1.500 balo trị giá khoảng 250 triệu đồng; Hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ tài trợ 50 suất học bổng ngoại ngữ miễn phí trị giá 625 triệu đồng.

Ngân hàng TMCP Bắc Á tài trợ 1.500 quyển sách về giáo dục tài chính, hướng dẫn kỹ năng quản lý tài chính cho tân sinh viên. 

'Mẹ tôi ung thư nuôi 7 người già, trẻ nhỏ, tôi tên Hận nhưng lòng hạnh phúc vì được tiếp sức' - Ảnh 35.

Tiếp sức đến trường tại Bến Tre và Tiền Giang: ‘Giấc mơ có thật’ của những cô cậu trò nghèo hiếu học - Ảnh 1. Lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường đặc biệt cho tân sinh viên, học sinh, giáo viên Phú Yên

Nói là đặc biệt bởi không chỉ có tân sinh viên, lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường tại Phú Yên ngày 8-11 còn có học sinh và cả các thầy cô giáo được tiếp sức.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp