1. Người mẹ bị ung thư hy sinh việc điều trị để sinh con
Thiếu úy Đậu Thị Huyền Trâm công tác ở phòng Tham mưu tổng hợp Công an tỉnh Hà Tĩnh. Sau khi lấy chồng, thiếu úy Trâm mang bầu đứa con đầu lòng được tuần thứ 11 thì phát hiện bị ung thư phổi giai đoạn cuối.
Thời điểm khi chị T. được xác định bị ung thư, nhiều người khuyên chị đình thai để chữa bệnh, sau này khỏe mạnh có con cũng chưa muộn. Nhưng chị không chịu, nói phải giữ con.
Chị không nằm được, vì nằm là không thở nổi, phải ngồi 24/24 giờ trong ngày, mỗi đêm chỉ ngủ được chừng hai giờ.
Bé Gấu ra đời sau ca mổ bắt con ngày 10-7, khi mới 28 tuần 5 ngày tuổi, chỉ nặng 1,2kg do sinh non, được đưa ngay vào lồng ấp.
Bác sĩ Nguyễn Liên Phương - phó trưởng khoa sản 1 Bệnh viện Phụ sản T.Ư, người trực tiếp mổ đẻ cho chị Trâm và đón bé Gấu - cứ nhắc mãi về lời tâm sự của chị Trâm khi quyết định mổ bắt con vào đêm 10-7: “Trâm nói để bé ra đời và để bé tự chống chọi, Trâm không thể giúp bé được nữa. Dù ngay khi mổ đẻ cũng phải ngồi, có hai người đỡ hai bên thành bụng, nếu không ruột tràn hết xuống phần vết mổ, Trâm đã được an ủi khi nghe tiếng khóc chào đời của con”.
Ngày 26-7, chị xin ra viện để về quê nhà.
Chiều 27-7, chị qua đời.
Chị qua đời trước khi được ôm con lần đầu tiên trong đời.
Virus zika khiến đầu trẻ nhỏ hơn bình thường - Ảnh: WHO |
2. Dịch Zika lan rộng tại Việt Nam
Dịch Zika chính thức xuất hiện tại Việt Nam từ tháng 4-2016 và lan rộng từ tháng 9 đến nay, đặc biệt tại TP.HCM.
Trong tháng 10-2016, một bé gái 4 tháng tuổi ở Đắc Lắc được xác định bị nhiễm Zika do mẹ bé nhiễm bệnh trong thai kỳ. Bé gái có những đặc điểm rất đặc trưng của trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm Zika như đầu nhỏ, trán ngắn... và làm dấy lên lo lắng ở những bà mẹ mang thai.
Tuy nhiên, rất may cho đến nay đó vẫn là ca đầu nhỏ do zika duy nhất tại Việt Nam, mặc dù đã có hàng chục thai phụ nhiễm Zika được ghi nhận.
Bộ Trưởng Bộ Y tế đến thăm em Lê Thị Hà Vi - Ảnh: Hữu Khoa |
3. Bệnh viện tắc trách, nữ sinh lớp 10 bị cưa chân
Ngày 6-3, sau khi tan học, em Lê Thị Hà Vi (15 tuổi, học sinh lớp 10) gặp tai nạn giao thông và được đưa vào Bệnh viện Đa khoa huyện Cư Kuin (Đắk Lắk). Tại đây, chẩn đoán nạn nhân bị gãy mâm chày nên các bác sĩ cho bó bột.
Tuy nhiên bệnh nhân liên tục kêu đau nhưng các bác sĩ không đồng ý tháo bột kiểm tra. Tình hình bệnh nhân không tiến triển tốt sau đó.
Đến ngày 10-3, khi phó giám đốc bệnh viện chỉ đạo cưa bột ra thì chân Vi đã sưng to và đầy những bọng nước lớn. Thấy tình hình không ổn, gia đình Vi xin chuyển viện nhưng không được đồng ý.
Ngày 11-3, gia đình cương quyết chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk. Tại bệnh viện này, các bác sĩ chẩn đoán chân Vi đã bị hoại tử và chuyển đi Bệnh viện Chợ Rẫy. Tại đây, các bác sĩ đã phải cắt bỏ chân ngay để giữ tính mạng cho bệnh nhân.
Bé gái chào đời trong niềm hạnh phúc vô bờ của người thân và đội ngũ y bác sĩ - Ảnh: Bệnh viện cung cấp |
4. Em bé đầu tiên ra đời bằng phương pháp mang thai hộ tại Việt Nam
Lúc 7g20 ngày 22-1, em bé đầu tiên được sinh từ mang thai hộ đã chào đời tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, bằng kỹ thuật mổ sinh.
Sự kiện này đánh dấu thành công kỹ thuật mang thai hộ và thực hiện theo đúng Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi được Quốc hội thông qua năm 2015.
Đến nay, cả nước đã có gần 200 hồ sơ mang thai hộ được duyệt, trong đó hơn 30 trường hợp đã sinh con.
Hiện tại, cả nước có 3 đơn vị được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ là BV Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Từ Dũ (TPHCM) và Bệnh viện Trung ương Huế.
Vắcxin MR do POLYVAC sản xuất - Ảnh: Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản cung cấp |
5. Việt Nam sản xuất thành công vắc xin phối hợp sởi - rubella
Ngày 8-11, Trung tâm Nghiên cứu, sản xuất vắc xin và Sinh phẩm Y tế (Bộ Y tế) cho biết đã thử nghiệm lâm sàng thành công vaccine phối hợp sởi-rubella.
Đây là vắc xin sởi-rubella đầu tiên được chuyển giao công nghệ sản xuất thành công tại Việt Nam.
Dự kiến, loại vắc xin này sẽ được sử dụng trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng từ năm 2017.
6. Lần đầu tiên tại Việt Nam, robot phẫu thuật nội soi cho người lớn
Ngày 10-12, Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM) thực hiện thành công phẫu thuật nội soi bằng robot và khánh thành khu phẫu thuật bằng robot.
Đây là hệ thống robot phẫu thuật thứ hai được Bộ Y tế cấp phép điều trị tại Việt Nam. Trước đó, năm 2013 Bệnh viện Nhi Trung ương đã thực hiện kỹ thuật này cho trẻ em.
Robot phẫu thuật tại Bệnh viện Bình Dân là hệ thống robot daVinci do Mỹ sản xuất. Đây là hệ thống Robot phẫu thuật hiện đại nhất hiện nay, cho phép các bác sĩ tiến hành phẫu thuật nhiều bộ phận với sự xâm lấn tối thiểu và độ chính xác, hiệu quả an toàn vượt trội, giúp bệnh nhân ít mất máu, ít đau, giảm nguy cơ tai biến và mau hồi phục.
Phẫu thuật nội soi Robot được thực hiện trong điều trị cho nhiều loại bệnh lý ngoại khoa phức tạp như: mổ các khối u tiền liệt tuyến, cắt dạ dày, cắt gan, cắt phổi, cắt u trung thất, cắt tử cung, phẫu thuật lồng ngực, tim mạch. Đặc biệt, hệ thống Robot phẫu thuật rất hiệu quả đối với điều trị u nang ống mật chủ, phình đại tràng bẩm sinh, thận ứ nước, teo đường mật, bắc cầu động mạch vành, chỉnh sửa van tim...
Người dân có bảo hiểm y tế đóng tiền khám bệnh và mua thuốc tại Bệnh viện Quận Thủ Đức, TP.HCM - Ảnh: Hữu Khoa |
7. Đưa tiền lương vào giá dịch vụ khám chữa bệnh BHYT
Đưa tiền lương vào giá dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại 32 tỉnh, thành phố có tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế cao, theo đúng lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ công quy định tại Nghị định số 16 năm 2015 của Chính phủ.
Theo đó, chuyển ngân sách nhà nước đang cấp tiền lương cho các bệnh viện sang hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm y tế nhằm thực hiện mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân, đồng thời thực hiện chủ trương giảm số người hưởng lương từ nguồn ngân sách nhà nước theo Nghị quyết số 39 ngày 17-4-2015 của Bộ Chính trị.
8. Nhiều bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ xin nghỉ việc
Từ đầu năm đến tháng 8-2016, tại bệnh viện này đang có một “cơn bão” xin nghỉ việc của các bác sĩ, lý do là thu nhập thấp, không được đãi ngộ tương xứng, áp lực công việc…
Thậm chí, trong số người xin nghỉ, có cả bác sĩ trưởng khoa và phó khoa của bệnh viện. Những khoa có bệnh nhân đông và đang có bác sĩ xin thôi việc là khoa nội tổng hợp, nội tim mạch, cấp cứu, ngoại thần kinh…
Trước làn sóng xin nghỉ việc của các bác sĩ, một số khoa đã gặp khó khăn do thiếu bác sĩ tham gia trực cấp cứu, khám, mổ chương trình.
Cụ thể như khoa Ngoại thần kinh hiện chỉ còn 3 bác sĩ (trong đó có 1 bác sĩ đang theo học tại TP. HCM), còn 2 người vừa phải trực, vừa giải quyết các công việc hành chính của khoa.
Hình ảnh khiến dư luận xôn xao trên mạng xã hội - Nguồn: otofun |
9. Chuyện đau lòng từ thi thể bó chiếu
Trong năm, trên mạng xã hội “lai rai” xuất hiện ảnh người dân bó chiếu thi thể người thân rồi chở hoặc khiêng từ bệnh viện về nhà để lo hậu sự như ở Hòa Bình, Sơn La.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận