20/08/2019 11:15 GMT+7

Mẹ buông tay cho con bay

NGUYỆT NGA TRẦN
NGUYỆT NGA TRẦN

TTO - Tôi từng là một người mẹ luôn giữ con trong vòng an toàn bằng việc không cho con tham gia hay đụng vào việc gì vì sợ những rủi ro.

Mẹ buông tay cho con bay - Ảnh 1.

Tôi đã nghĩ cứ để con lớn hơn sẽ dạy dần rồi con sẽ biết. Thế nhưng vì đã quá phụ thuộc vào cha mẹ nên chỉ cần tách ra, đến lúc cần tự lập con sẽ lúng túng. Có lẽ tại tôi đã không buông tay để con mạnh mẽ hơn...

Suốt ba năm học mẫu giáo, chưa lần nào tôi đồng ý để con đi dã ngoại cùng bạn bè. Tôi lo con quá nhỏ, lo con còn quá non nớt. Tôi lại lo cô giáo sẽ không trông được mấy chục trẻ. Dù cô giáo đã thuyết phục nhưng tôi vẫn chưa yên tâm và dù con mè nheo thích đi chơi cùng các bạn nhưng tôi vẫn cương quyết để con ở nhà.

Ở nhà, tôi không cho con đụng vào dao, kéo vì sợ đứt tay. Cô giáo phản ảnh: "Bé nhà mình chưa biết cầm kéo cắt dán trong khi các bạn trong lớp đã thành thạo lắm rồi chị ạ". Tôi vẫn bình chân như vại vì nghĩ cứ lớn rồi con khắc biết.

Hôm đầu tiên vào lớp 1, con ăn vương vãi và bị cô giáo nhắc nhở. Nghĩ lại cũng tại ở nhà tôi tự tay bón cơm cho con ăn. Tôi đã từng nghĩ rồi lớn lên con sẽ biết tất. Nhưng rồi tôi đã nhầm, bởi khi không có bố mẹ ở bên, con trở nên yếu ớt và cái gì cũng lạ lẫm, mù tịt.

Từ bé, tôi vẫn cho con đi vệ sinh bằng bô dành cho trẻ con và không tập cho con tự lau rửa. Nếu mẹ chưa lau rửa thì con cứ đứng chờ như thế. Để rồi khi bước vào lớp 1, con vẫn lúng túng "không biết làm thế nào".

Tôi không dạy con làm việc nhà, sợ con đụng vào đồ điện thì nguy hiểm. Đến khi đánh răng rửa mặt cho con cũng cần bàn tay tôi. Đến mặc quần áo, tôi cũng ôm đồm làm hết cho con.

Bởi thế con tôi khá vụng về, lúng túng không biết cởi áo, mặc quần. Đến lớp, con khó khăn khi mở cặp sách để lấy và cất đồ dùng học tập. Mỗi bữa đi học về, con buồn rầu kể: "Nay con lại bị cô mắng vì ăn cơm bị rơi vãi", "Cô mắng khi con không tự đi vệ sinh được"...

Nghe con nói, tôi vừa thương con, vừa giận bản thân mình. Nhất là con luôn cố nhịn để không phải đi vệ sinh vì sợ... cô.

Một người họ hàng đến chơi, nghe tôi kể liền khuyên: "Em lúc nào cũng sợ con làm sai, sợ con không biết làm. Hãy để con được sai một lần đi em".

Con thường xuyên quên đồ dùng học tập ở trên lớp. Do quen việc ở nhà đã có mẹ dọn đồ chơi nên con không biết thu xếp sách vở, đồ dùng học tập vào cặp sách. Tôi vẫn thường tìm mua sách kỹ năng về đọc cho con nghe nhưng lại không cho con được thực hành.

Tôi đã nghĩ cứ để con lớn hơn sẽ dạy dần rồi con sẽ biết. Thế nhưng vì đã quá phụ thuộc vào cha mẹ nên chỉ cần tách ra, đến lúc cần tự lập con sẽ lúng túng. Có lẽ tại tôi đã không buông tay để con mạnh mẽ hơn...

Cần dạy con trẻ từ những điều nhỏ nhất

Mỗi chiều tôi thường đi bộ tại vỉa hè phía trước Nhà Thiếu nhi quận 9, TP.HCM. Khu vực này mới được cải tạo nâng cấp với bồn hoa, ghế đá, khoảng vỉa hè rộng rãi, kết hợp cùng hệ thống máy tập thể thao miễn phí dành cho mọi người dân.

Vào những chiều muộn, khi trời đã khuất nắng là lúc trẻ nhỏ theo cha mẹ, người lớn ra đây vui chơi đông hơn cả. Trẻ thường được cha mẹ, người lớn mua cho đồ ăn vặt như bánh tráng nướng, bắp xào, hột gà nướng, bánh tráng trộn, xiên que, nước sâm, nước mía...

Ngày trước khu vực này chưa có thùng rác, sau khi ăn uống xong thì trẻ, thậm chí cả nhiều người lớn, thường có thói quen bỏ mặc rác thải, vỏ hộp đựng đồ ăn, túi nilông, giấy lau... ngay tại chỗ ngồi, dưới chân ghế đá. Vẫn biết là tối muộn sẽ có một đội công nhân vệ sinh đi thu gom, quét dọn rác, nhưng việc trẻ em, người lớn xả rác bừa bãi, vô tổ chức ở khu vực tập thể thao như vậy là khó coi, khó chấp nhận.

Gần đây, khu vực này được lắp đặt nhiều thùng rác công cộng, song tình trạng xả rác bừa bãi vẫn chẳng khác gì lúc chưa có thùng rác! Thật buồn khi nhìn rác thải bẩn thỉu vương vãi trên vỉa hè.

Lẽ ra người lớn khi thấy trẻ ăn uống xong cần dạy cho trẻ bỏ rác vô thùng rác, phải giáo dục trẻ rằng việc xả rác bừa bãi nơi công cộng là không tốt. Nhiều cha mẹ thường lơ là nghĩ rằng chuyện xả rác là quá nhỏ nhặt nên bỏ qua. Họ không lường hết được sự hình thành nhân cách của con người thường phải bắt đầu từ khi còn nhỏ và từ những việc làm, hành động nhỏ nhặt nhất.

Thạch Bích Ngọc (TP.HCM)

Dạy con giúp việc nhà Dạy con giúp việc nhà

TTO - Sáng hôm đó, con trai đến nói với tôi: "Ba ơi, hôm nào ba chỉ con lợp vách bằng lá nhen". Tôi ngạc nhiên: "Ở trường định làm nhà xe sao không mướn thợ mà bắt học sinh làm?".

NGUYỆT NGA TRẦN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp