07/08/2007 07:01 GMT+7

Máy dệt chiếu của "kỹ sư nông dân"

HÀ ĐỒNG
HÀ ĐỒNG

TT - Ở vùng đất cói Nga Sơn - vựa cói lớn nhất tỉnh Thanh Hóa - có hai nông dân học hành ít nhưng mày mò chế tạo thành công chiếc máy dệt chiếu. Sáng chế này đang được áp dụng rộng rãi.

7IyvdoRH.jpgPhóng to

"Kỹ sư" Đặng Văn Nguyên đang lắp đặt máy dệt chiếu cho khách hàng - Ảnh H. Đồng

TT - Ở vùng đất cói Nga Sơn - vựa cói lớn nhất tỉnh Thanh Hóa - có hai nông dân học hành ít nhưng mày mò chế tạo thành công chiếc máy dệt chiếu. Sáng chế này đang được áp dụng rộng rãi.
Nghe đọc nội dung toàn bài:

Ông Đặng Văn Nguyên (51 tuổi), ở thôn 7, xã Nga Liên (huyện Nga Sơn), cho biết: "Năm trước, tôi và anh Trần Văn Phong (43 tuổi) cùng quê nghe có một nông dân ở Bến Tre chế tạo thành công máy dệt chiếu. Hai anh em bàn bạc và trăn trở: vùng cói Nga Sơn quê mình bao đời nay vẫn dệt chiếu thủ công thật vất vả. Sao mình lại không chế tạo máy dệt chiếu nhỉ?".

Vậy là hai anh em quyết tâm chế tạo máy. Từ những khung dệt chiếu thủ công, hai nông dân này mày mò nghiên cứu, sáng tạo, vẽ, dựng mô hình, sáng chế nhiều chi tiết để dần đưa chiếc máy dệt chiếu ra đời hoàn chỉnh.

"Rất nhiều đêm hai anh em cùng thức trắng, nhiều bữa nhịn ăn vì mô hình máy dệt chiếu dựng lên, chạy thử rồi thất bại bởi khung dệt chiếu thủ công thường nằm ngang, trong khi chúng tôi muốn chế tạo máy dệt chiếu kiểu đứng, lắp đặt được nhiều chi tiết ưu việt. Nhiều hôm trần lưng bên ngổn ngang khung dệt, động cơ, bàn răng ép cói... vợ con càu nhàu bảo là gàn dở, nhưng hai anh em quyết tâm chế tạo. Đầu tháng 7-2006, chiếc máy dệt chiếu kiểu đứng đã được ra đời".

Chiếc máy dệt chiếu do hai anh nông dân này chế tạo gồm các bộ phận chính là lô lăn giữ đay, bàn răng ép cói, bàn dẹm cói, động cơ, bộ điều tốc... Bộ khung của máy được làm bằng gỗ, có chức năng vừa giảm tiếng ồn, vừa giảm độ rung khi máy hoạt động. Máy dệt chiếu được gắn động cơ điện loại 1,1kW.

Công suất dệt của máy mỗi ngày (làm trong 8 tiếng đồng hồ) được khoảng 12-13 lá chiếu, gấp sáu lần so với dệt thủ công. Giá bán mỗi chiếc máy dệt chiếu này khoảng 10 triệu đồng. Hiện nay, xưởng cơ khí của anh Phong và anh Nguyên đang tập trung sản xuất máy dệt chiếu để bán cho hàng chục khách hàng trong, ngoài huyện.

Bà Trần Thị Việt, giám đốc Xí nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng cói mỹ nghệ xuất khẩu Việt Trang (Nga Sơn), cho biết: "Máy dệt chiếu của anh Nguyên và anh Phong dệt rất đẹp, phẳng, tiết kiệm điện, sử dụng dễ dàng và an toàn".

Vừa qua anh Nguyên và anh Phong đã làm hồ sơ gửi Sở Khoa học - công nghệ Thanh Hóa xin phép được đăng ký bằng sáng chế độc quyền cho sản phẩm máy dệt chiếu của mình.

Sau khi chế tạo thành công máy dệt chiếu khổ trung bình, hai nông dân này đã chế tạo thành công chiếc máy dệt chiếu khổ rộng. Chiếc máy này dệt được loại chiếu có chiều ngang 1,5m và dệt liên hoàn, các lá chiếu tự cuốn, tự nhả (tương tự như máy dệt vải); giá bán trên 10 triệu đồng/máy. Đây là lần đầu tiên trên thị trường xuất hiện loại máy dệt chiếu khổ rộng, năng suất cao.

HÀ ĐỒNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp