"Tàng hình" trước radar
Máy bay "tàng hình" có nghĩa rằng khi bay trên bầu trời không bị các radar phát hiện.
"Đội quân" radar sẽ phóng những chùm vô tuyến cường độ lớn lên không trung để dò tìm máy bay địch. Sóng vô tuyến này khi va phải vật thể sẽ phản xạ sóng trở lại máy thu, từ đó giúp các chiến sĩ không quân có thể tính toán vị trí, tọa độ và tốc độ của máy bay địch.
Để "tàng hình", máy bay phải áp dụng công nghệ tán xạ sóng tới theo các hướng khác nhau để không phản xạ về máy thu.
Cơ chế hoạt động của máy radar khi nhận sóng phản xạ cùng phương với sóng tới - Ảnh: Howstuffworks
Để đạt được mục tiêu trên, các nhà khoa học quân sự thường sử dụng hai phương pháp.
Thứ nhất có thể chú trọng thiết kế hình dạng máy bay khác thường nhất có thể, để hạn chế bề mặt phản xạ sóng.
Phương pháp này lợi dụng nhược điểm lớn của radar là chỉ phát hiện ra đối phương khi sóng phản xạ từ máy bay địch cùng phương với sóng tới do radar phát ra.
Nếu bề mặt của máy bay càng khó phản xạ sóng tới, làm cho radar không nhận được tín hiệu phản hồi thì khả năng phát hiện máy bay của radar rất thấp.
Thông thường, máy bay có đầu hình trụ trò, kết hợp với thân, cánh, đuôi tạo thành một kết cấu liên tiếp nên sóng radar dễ dàng tiếp cận và nhận được phản xạ.
Máy bay tàng hình cần thay đổi hình dạng sao cho thật "không giống ai", chẳng hạn chiếc hình thù chiếc F-117 của Mỹ có phần đầu hình tam giác, đuôi lại hình chữ V. Máy bay tàng ném bom tàng hình B-2 thậm chí không có đuôi, cánh chính dài như cánh dơi khổng lồ.
Cách thứ hai là sử dụng những vật liệu giảm thiểu khả năng hấp thụ sóng radar để làm vỏ máy bay, chẳng hạn như phức hợp gồm carbon và nhựa cây.
Ngoài ra, người ta còn sơn chiếc máy bay một lớp bột mịn niken, coban, giúp làm "tổn thương" sóng vô tuyến, hoặc thêm một lớp muối kiềm giúp chuyển hóa sóng này thành nhiệt năng.
Ví dụ, máy bay tàng hình hình B-2 được cấu tạo phần lớn từ phức hợp đá đen và sợi than có trọng lượng nhẹ, chịu được lực lớn nhưng tỉ lệ phản xạ sóng vô tuyến thấp.
Với máy bay tàng hình, sóng radar vị tán xạ đi nhiều nơi - Ảnh: Howstuffworks
Vỏ quýt dày có móng tay nhọn
Chiếc máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ - Ảnh: GETTY IMAGES
Ngay khi những cường quốc cho ra đời những chiếc máy bay tàng hình tân tiến nhất, các nhà khoa học quân sự cũng bắt tay ngay vào việc tìm ra hướng khắc phục.
Để khắc phục tình trạng máy radar không nhận được sóng phản xạ do máy bay tàng hình tán xạ, các nhà khoa học quân sự áp dụng hai trạm radar song song gồm 1 trạm phát và 1 trạm thu ở 2 nơi khác nhau, giúp tăng khả năng nhận được tín hiệu từ máy bay địch.
Một số cường quốc còn tính đến chuyện sẽ đặt hệ thống radar trên cao, chẳng hạn như trên khinh khí cầu, trên máy bay hoặc thậm chí trên cả vũ trụ, sau đó phát sóng ngược trở lại mặt đất để lợi dụng phần lưng vẫn có thể phản xạ sóng vô tuyến của radar.
Ngày nay, người ta còn lợi dụng bức xạ hồng ngoại để phát hiện mục tiêu. Trong thực tế, bức họa hồng ngoại phát ra khi một vật mang nhiệt, trong khi máy bay nào hoạt động cũng thường mang tỏa ra rất nhiều nhiệt.
Một số mẫu máy bay tàng hình hiện nay vẫn thiếu các thùng chất đốt phụ do đó nhiệt độ khí thải do chúng phát ra có thể là dấu hiệu xuất hiện tia hồng ngoại, vì thế, các trạm phòng không thường có thể sử dụng cảm biến quang điện để phát hiện mục tiêu cách xa từ vài chục cây số.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận