27/01/2024 16:31 GMT+7

Máy bay delay mùa Tết: Cần giải pháp thay vì mãi 'mong quý khách thông cảm'

Việc thay đổi giờ bay trong dịp Tết sẽ không tránh khỏi ở các hãng bay khi tần suất chuyến bay đẩy lên cao, khai thác trải dài từ sáng tới đêm. Làm gì để bớt phiền toái khi xảy ra điệp khúc chậm chuyến và "mong khách thông cảm"?

Tết Giáp Thìn 2024, số lượng chuyến bay và hành khách qua sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất bắt đầu tăng lên từng ngày sẽ không tránh khỏi chuyến bay bị delay - Ảnh: CÔNG TRUNG

Tết Giáp Thìn 2024, số lượng chuyến bay và hành khách qua sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất bắt đầu tăng lên từng ngày sẽ không tránh khỏi chuyến bay bị delay - Ảnh: CÔNG TRUNG

Delay thành lệ trong dịp cao điểm

Nhiều khách hàng khởi hành từ Tân Sơn Nhất cho hành trình bay Tết bắt đầu than phiền khi chuyến bay bắt đầu thông báo chậm chuyến (delay) với lý do khai thác hoặc tàu bay về muộn. Thời gian bay khởi hành chậm hơn giờ dự kiến từ 1 đến 3 tiếng, thậm chí có người ra tới sân bay, làm thủ tục xong mới nhận thông báo chậm chuyến.

Bà Phạm Thị Túy, hành khách chuyến bay từ TP.HCM - Đà Nẵng, cho biết mua vé khởi hành từ lúc 9h30 ngày 26-1 nhưng trước giờ bay hãng bay nhắn tin thông báo sẽ khởi hành muộn, giờ bay mới đẩy lên tới 12h15 cùng ngày, tức chậm hơn 3 tiếng so với giờ bay trước đó.

Theo bà Túy, hãng bay delay là chuyện không mới, gần như thành lệ của hàng không trong dịp cao điểm như Tết. Như vậy không công bằng với hành khách vì khi mua vé, hành khách thanh toán sòng phẳng.

Nhưng khi hãng đột ngột thay đổi lịch bay, chậm chuyến hoặc đẩy giờ bay lên sớm hơn giờ dự kiến, khách hàng bị động. "Khi bị delay mình thấm nỗi cơ cực khi chen chúc, đợi chờ giờ khởi hành mới. Ngồi ngó lên bảng điện tử để trông đợi giờ bay, chỉ mong sao đừng đổi chuyến nữa" - bà Túy nói.

Ghi nhận tại quầy đại diện các hãng bay Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo Airways, Pacific Airlines, Vietravel Airlines, nhiều khách hàng phàn nàn về đủ thể loại dịch vụ của hãng bay. Trong đó, có thắc mắc tại sao chuyến bay delay hãng bay mong khách thông cảm nhưng khách chờ xếp hàng hoặc đến trễ một vài phút so với giờ "đóng sổ" chuyến bay, hãng không thông cảm. Khách bị hủy vé, tiếp tục hành trình phải mua vé mới.

Anh Khoa (TP.HCM), bay chuyến từ TP.HCM - Hải Phòng, cho biết chuyến bay mới đây hãng bay âm thầm đổi giờ bay nên khách ra tới sân bay phải "chịu trận" cảnh tượng đông đúc, ngồi vật vã để chờ giờ khởi hành mới. "Phải có cách nào đó để bớt phiền hà cho khách chứ tới dịp cao điểm mặc nhiên khách cam chịu cảnh chậm, hoãn chuyến là vô lý quá" - anh Khoa nói.

Vất vả nhất là các khách bay khung giờ tối thấp thỏm khi hãng bay thông báo delay. Chuyến bay về địa phương như Chu Lai, Vinh, Nghệ An... nếu hạ cánh từ 1-3 giờ đêm, khách không chỉ bất tiện về phương tiện di chuyển mà còn ảnh hưởng đến lịch trình. Bởi khi mua vé, khách đã tính toán giờ di chuyển, chưa kể mỗi khung giờ có giá cả khác nhau.

Nhiều khách hàng bị delay vào mua nước, ăn uống trò chuyện trong khi chờ đến giờ khởi hành mới - Ảnh: CÔNG TRUNG

Nhiều khách hàng bị delay vào mua nước, ăn uống trò chuyện trong khi chờ đến giờ khởi hành mới - Ảnh: CÔNG TRUNG

Chưa ghi nhận chậm chuyến diện rộng

Qua phản ánh của khách hàng, nhiều doanh nghiệp hàng không lại cho rằng chưa ghi nhận tình trạng delay diện rộng. Trong ngày có một số chuyến bay bị delay từ vài chục phút đến 2 - 3 tiếng, chưa có việc delay liên tục, kéo dài.

Ông Nguyễn Công Hoàn, phó giám đốc Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, cho biết vừa qua Cục Hàng không đã có điều phối tăng slot lên 46 chuyến kể từ ngày 1-2. Khối lượng công việc của cảng vì thế tăng rất lớn và luôn trong tình trạng có thể quá tải. Ông Hoàn cho biết Tân Sơn Nhất đã họp với tất cả đơn vị phục vụ mặt đất, các hãng hàng không để thống nhất chương trình thực hiện cao điểm Tết.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, lãnh đạo một hãng bay phân trần chuyện delay hãng bay không mong muốn. Khi xảy ra chậm chuyến, hãng bay tốn kém nhiều nguồn lực, ảnh hưởng cả dây chuyền các chuyến bay trong ngày, ảnh hưởng chất lượng dịch vụ khách hàng. Vị này cho biết dịp Tết, chậm chuyến có thể xảy ra nhưng không ở diện rộng, hủy chuyến đột ngột càng hiếm hơn.

Có nhiều lý do dẫn đến chậm chuyến, như sau khi tăng cường lượt bay, một số chuyến có thể phải điều chỉnh theo lượt cất hạ cánh mới nên thời gian bị thay đổi. Ảnh hưởng thời tiết xấu như mưa, tuyết, sương mù hoặc gió mạnh có thể làm ảnh hưởng đến việc hoạt động của các máy bay và sân bay, dẫn đến việc chuyến bay bị trễ. Trong những mùa cao điểm hoặc dịp lễ, sân bay và đội máy bay có thể quá tải, dẫn đến thời gian chờ đợi kéo dài.

"Các yếu tố dẫn đến delay nằm ngoài phạm vi quản lý của hãng bay như sân bay đông, dịch vụ mặt đất quá tải... Hãng bay cũng bị thiệt trong những tình huống chậm chuyến" - vị này nói.

Để giảm phiền toái trong dịp Tết, theo các chuyên gia hàng không, các doanh nghiệp hàng không phối hợp chặt chẽ công tác phối hợp khai thác bay. Trong đó, hãng bay tuân thủ chặt chẽ slot được cấp phép, doanh nghiệp mặt đất đáp ứng đủ nguồn lực để phục vụ. Còn khách hàng có thể tìm vị trí ngồi ăn uống hoặc chọn ghế ngồi chờ phù hợp để chờ giờ khởi hành mới.

Theo thống kê, Tết năm nay Tân Sơn Nhất đón 4,3 triệu khách với 135.000 - 143.000 khách/ngày, tăng 14% so với năm 2023. Cao điểm nhất ngày 27 tháng chạp gần 930 chuyến bay với sản lượng khách cả quốc tế và quốc nội đến và đi trong ngày hơn 150.000 người. Con số này vượt gần gấp đôi sản lượng khách đang khai thác tại nhà ga trong ngày thường.

Sân bay Tân Sơn Nhất: Hạ tầng Sân bay Tân Sơn Nhất: Hạ tầng 'ọp ẹp' vì vướng cơ chế

Cần có làn riêng cho khách đoàn, khách thương gia khi chờ đợi xuất nhập cảnh ở Tân Sơn Nhất để thu hút việc đầu tư, du lịch trong thời gian tới, thậm chí có thể nghiên cứu đến việc thu phí dịch vụ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp