30/04/2013 08:43 GMT+7

Mẫu số chung là lòng yêu nước

QUỐC VIỆT thực hiện
QUỐC VIỆT thực hiện

TT - Ngày lịch sử 30-4-1975, kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái là một trong những người chứng kiến tổng thống Dương Văn Minh đọc bản tuyên bố đầu hàng tại Đài phát thanh Sài Gòn.

GC7aDmF7.jpgPhóng to
Đêm 29-4, trước dinh Thống Nhất, nhóm bạn trẻ là sinh viên các trường ĐH tại TP.HCM vui chơi dịp lễ mừng 38 năm ngày thống nhất đất nước - Ảnh: THUẬN THẮNG

38 năm sau, ông vẫn nhớ nguyên vẹn ngày tạo ra bước ngoặt đổi thay trên đất nước này, ngày mà như ông nói là “để mở ra một chương mới cho dân tộc mình không còn bom đạn, chiến tuyến, hận thù”...

* 38 năm đã trôi qua, ông đã ở đâu trong buổi sáng lịch sử ấy?

"Có thể có buồn phiền nhưng tôi vẫn lạc quan. Hãy nhìn nhận những “vấn đề xã hội” đó như các tử số. Còn mẫu số chung của người Việt Nam là lòng yêu nước "

Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái

- Tôi đã mất bốn năm với ba lần ngồi tù trong thời trẻ trung nhất của mình trước năm 1975 nên tôi hiểu ý nghĩa hòa bình. Nhà tù đã dạy tôi phải đấu tranh và dạy tôi yêu hòa bình. Sáng 30-4-1975, tôi đã vào chùa Ấn Quang, gặp hòa thượng Thích Trí Quang báo tình hình cấp bách. Hòa thượng đã liên lạc với chính quyền Sài Gòn để nhanh chóng ngừng đổ máu. Rồi tôi sang Viện đại học Vạn Hạnh và cùng tiến sĩ Huỳnh Văn Tòng, nhà báo Nguyễn Vạn Hồng đến dinh Độc Lập để chứng kiến thời điểm lịch sử đó. Sau đó, tôi cùng ông Minh và quân giải phóng sang đài phát thanh để ông Minh đọc lời đầu hàng. Trong tấm hình thời khắc lịch sử ấy, tôi mặc áo trắng sinh viên, cầm hồ sơ đứng bên bàn ghi âm lời đầu hàng của ông Minh.

* Sau chiến tranh là suốt thời kỳ hơn 10 năm đất nước gian nan. Thời gian đó ông làm gì? Tâm trạng của ông ra sao?

- Ồ! Cũng như nhiều người khó khăn lắm. Khó khăn đến mức vợ tôi phải bán cả nhẫn đeo trên tay để mua gạo. Tôi đi làm phong trào thanh niên, rồi về Viện Quy hoạch TP. Lý lịch rối rắm, quan hệ đa dạng của tôi trước năm 1975 đã làm tôi “lên bờ xuống ruộng”, khó khăn trong công việc. Thật sự lúc đó có nhiều người rơi vào bế tắc, cả về tinh thần lẫn miếng ăn. Nhưng tôi vẫn bình tĩnh, chờ đợi... Sau đó, tôi theo ông Dương Văn Ba, một dân biểu đối lập trước 1975, qua Lào làm công ty gỗ. Anh Ba là một người rất khí khái và giỏi, sau này ông Võ Văn Kiệt rất quý. Tôi nghiệm ra một điều rằng hãy tập trung cho công việc. Người có tài, có tâm đức dù trải qua sóng gió rồi cũng được tôn trọng...

MHCImgEX.jpgPhóng to
Ông Nguyễn Hữu Thái - Ảnh: Q.Việt

* Nghe nói ở nước ngoài ông cũng bị “chuyện này chuyện nọ”?

- Lúc mới đưa con qua Canada học, một tờ báo tiếng Việt gọi là “một Việt cộng đã đến Canada”. Qua Mỹ dự hội thảo, tôi cũng bị phản ứng, thậm chí không dám đi ra ngoài một mình. Nhưng sau này mọi chuyện ổn thỏa dần. Mình hiểu đồng bào. Rồi đồng bào cũng dần hiểu mình. Lương tâm của mình, việc mình làm là chỉ vì mong muốn cho tương lai dân tộc được tốt đẹp hơn. Thật sự sau này nhiều Việt kiều cũng có tình cảm với đường lối hòa giải, hòa hợp, đổi mới trong nước, đặc biệt là thời kỳ thủ tướng Võ Văn Kiệt. Chiến tranh đã chia cắt đất nước, dân tộc và chia cắt cả từng gia đình. Người bên kia, người bên này, ai mà không mất mát, đổ máu? Ngay trong gia đình tôi cũng có người phía này, phía nọ, từng gay gắt nặng nề với nhau. Nếu không hiểu biết, cảm thông nhau thì làm sao có được ngày hôm nay?

Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái sinh năm 1940 tại Đà Nẵng. Ông nguyên là chủ tịch Tổng hội sinh viên Sài Gòn năm 1963-1964 và tham gia phong trào thanh niên, sinh viên, học sinh tranh đấu trước năm 1975. Ông từng bị bắt lính, từng bị chính quyền Sài Gòn bỏ tù vì bị tố là “lực lượng thứ ba” thân cộng.

Thời gian và trái tim cùng đồng bào sẽ hàn gắn lại. Tôi đây sau năm năm đi theo diện gia đình rồi cũng quay về. Con trai tôi cùng nhiều bạn trí thức trẻ khác cũng vậy, cũng trở về làm việc trong nước và hiện đang rất được trân trọng, được tạo điều kiện làm việc tốt.

Hiện cũng còn một số người nhắc đến “rào cản” thể chế, chính sách còn gây khó khăn cho người Việt về nước, đặc biệt là những người Việt ra đi liên quan đến 30-4-1975. Chuyện đó là có, nhưng không phải là tất cả. Tôi lạc quan tất cả “rào cản” gì đó đều giải quyết được bởi nó đều sinh ra từ con người thôi mà. Vấn đề là các nhà lãnh đạo sẽ quyết liệt làm thế nào vì tương lai đất nước. Cái tầm và tâm cho dân tộc sẽ mở ra tất cả...

* Gần đây sống nhiều trong nước, ông có quan tâm đến các vấn đề còn bất đồng, va chạm trong xã hội?

- Có thể khác nhau. Có thể có buồn phiền. Nhưng tôi vẫn lạc quan. Hãy nhìn nhận những “vấn đề xã hội” đó như các tử số. Còn mẫu số chung của người VN là lòng yêu nước. Chúng ta biết tập trung khơi gợi, phát huy sức mạnh ấy, chắc chắn chúng ta sẽ vượt qua tất cả khó khăn. Tôi vẫn nhớ những lúc mệt mỏi trong thời bao cấp khó khăn, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã an ủi tôi: “Đừng nóng lòng quá. Rồi dân mình sẽ vươn lên”.

* Xin hỏi một chút riêng tư: ngày lễ kỷ niệm 30-4 này ông sẽ làm gì?

- Tôi ra Hà Nội tham dự hội thảo “Giấc mơ VN” do các bạn trẻ trong nước và nước ngoài tổ chức. Tôi muốn được lắng nghe tấm lòng của các bạn ...

___________________________________________

“Lòng vui hôm nay không thấy chật”...

Trước năm 1975, gia đình tôi là một trong những gia đình ở miền Nam có hoàn cảnh phân tuyến “bên ni, bên nớ”. Bối cảnh lịch sử trong thời điểm đó đã tạo nên những oái ăm khắc nghiệt trong từng số phận con người. Khát vọng hòa bình, thống nhất đất nước đã đưa tôi đến với phong trào yêu nước của tuổi trẻ học đường đô thị miền Nam, với những cuộc đấu tranh gian khổ trên mặt trận đường phố, trong ngục tù Côn Đảo. Các em tôi bị nhà cầm quyền Sài Gòn tổng động viên với những tháng ngày đầy bất trắc...

Và dù bị phân tuyến “bên nớ, bên ni” nhưng anh em chúng tôi vẫn có chung một cội nguồn dân tộc, mẹ cha. Tình tự quê nhà cùng truyền thống văn hóa làng xã, gia đình đã luôn giúp chúng tôi vượt qua những ngăn cách vô hình trong thời điểm ấy để rồi cùng hân hoan đón nhận tin mừng trong ngày 30-4-1975.

Cũng nhờ giữ được tinh thần đoàn kết, tình thương yêu đó trong sự dạy dỗ, đùm bọc của mẹ cha, dòng tộc mà anh em chúng tôi đã không bị phân hóa từ sau ngày thống nhất đất nước, tiếp tục nâng niu, trân quý bản sắc văn hóa quê nhà. Có một hãng truyền hình Hàn Quốc đã đến Huế phỏng vấn mẹ và anh em chúng tôi để tìm hiểu hoàn cảnh của những gia đình bị phân tuyến ở VN với ý tưởng chuẩn bị cho một ngày thống nhất của Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên trong tương lai.

Sở dĩ tôi nhắc đến chuyện trên là vì mỗi năm cứ đến ngày 30-4 là tôi lại nhớ đến những băn khoăn, trăn trở và điều ước nguyện tâm thành, thầm lặng của chính mình: đất nước đã thống nhất, non sông đã liền một dải, nhưng điều chí cốt là sự thống nhất trong lòng người. Người miền Bắc, người miền Nam, người trong nước, người hải ngoại, người “bên ni”, người “bên nớ”... Tinh thần hòa hợp dân tộc luôn chân thành, tha thiết, lắng sâu thường hiện hữu, tiếp truyền trong từng huyết mạch của hầu hết người con dân Việt. Tôi chợt nhớ một đoạn trong Bài thơ của một người yêu nước mình của nhà thơ Trần Vàng Sao:

...đất nước này còn chua xótnên trông ngày thống nhấtcho bên kia không gọi bên này là người miền Namcho bên này không gọi bên kia là người miền Bắclòng vui hôm nay không thấy chậttôi yêu đất nước này chân thậtnhư yêu căn nhà nhỏ có mẹ của tôinhư yêu em nụ hôn ngọt trên môivà yêu tôi đã biết làm ngườicứ trông đất nước mình thống nhất.

n1m1a8xN.jpgPhóng to
Nhà thơ Võ Quê - Ảnh: THÁI LỘC

Nhà thơ VÕ QUÊ

QUỐC VIỆT thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp