31/12/2021 09:25 GMT+7

Mất vệ sinh tại các bến xe: Ai làm khổ ai?

LÊ TRÍ NINH
LÊ TRÍ NINH

TTO - Những bến xe vương vãi đủ loại rác, mùi hôi nồng nặc muôn năm cũ, nhà vệ sinh chưa đủ vệ sinh... Tôi có ước mơ những bến xe sạch hơn, lịch sự hơn cho hành khách đỡ ớn. Chờ nhau, chờ đến bao giờ?

Mất vệ sinh tại các bến xe: Ai làm khổ ai? - Ảnh 1.

Nhà vệ sinh bến xe buýt công viên 23-9 (TP.HCM) trong tình trạng đóng cửa - Ảnh: TỰ TRUNG

Tôi thường đi xe buýt từ quận 5 về Củ Chi, ghé bến xe An Sương cũng như nhiều bến xe khác ở TP.HCM. Nhà vệ sinh công cộng ở bến xe, trạm buýt - nơi rất quan trọng để hành khách có thể "trút bầu tâm sự" - vẫn như bao năm, hầu hết chưa được chú trọng đúng mức. 

Rác tràn lan, mùi nồng nặc, cộng thêm vào đó lượng khói bụi từ xe cộ khiến không gian tại các bến xe lớn bị ô nhiễm trầm trọng. Thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta nên nghiêm túc xem xét và tìm ra phương án khắc phục tình trạng trên.

Quá nhiều hành khách vứt rác bừa bãi, nhất là các khu vực dành cho xe buýt. Cuối tuần, hành khách từ khắp nơi đổ về thành phố nên bến xe lại càng bẩn hơn thường ngày. Bước xuống xe là cứ vô tư xả rác, vứt hết những thực phẩm thừa, chai nhựa, hộp đựng thức ăn, giấy báo cũ... đầy bến xe, dù gần đó vẫn có các thùng rác được bố trí hợp lý. 

Những người bán hàng rong cũng vô tư xả đủ các loại rác từ bao nilông, ly nhựa, vỏ chai... cùng gây nên tình trạng nhếch nhác, mất mỹ quan đô thị tại các bến xe.

Mùa dịch bệnh COVID-19, rác bến xe còn có thêm khẩu trang và tấm chắn giọt bắn đã qua sử dụng, quên nguy cơ lây nhiễm và bùng phát dịch bệnh từ những loại rác thải y tế này.

Đội ngũ công nhân vệ sinh phải liên tục dọn dẹp, thu gom rác nhưng tình hình lại đâu vào đấy. 

Bác H., đội trưởng đội công nhân vệ sinh môi trường tại bến xe, chán nản cho biết: "Dọn rác vốn đã mệt rồi, nhưng các bác ngán nhất vẫn là phải dọn dẹp các loại khẩu trang đã qua sử dụng, chỉ dám lấy que khều chứ chẳng dám động tay vào, lượng rác thải thì cứ dồn ứ lại".

Không chỉ có bến xe An Sương mà rất nhiều bến xe khác rác cũng vương vãi rác. Và vấn đề tiểu tiện bừa bãi cũng là thực trạng nhức nhối ở các bến xe từ trước đến nay. Người đi đường cũng như nhiều cư dân sống cạnh khu vực bến xe đều cảm thấy rất khó chịu vì cái mùi nồng nặc muôn năm cũ này. 

Nhiều bác tài và cả hành khách cứ kết thúc một chuyến xe là vô tư đi vệ sinh lộ thiên, dù nhà vệ sinh cũng cách đó chẳng xa. Không ít lần tôi đã chạy thật nhanh để thoát khỏi chỗ hôi hám đó dù tôi đã đeo hai chiếc khẩu trang.

Mỗi bến xe đều có nhà vệ sinh công cộng. Đôi lần vào sử dụng thử nhà vệ sinh, bản thân tôi nhận thấy khu vực này cũng không được đảm bảo sạch sẽ, với nền nhà đầy đất cát vương vãi, bồn rửa thì tắc nghẽn do giấy vệ sinh, vỏ thuốc lá, ống hút... nằm la liệt dưới sàn nhà.

Bến xe là nơi công cộng với lượng khách tứ xứ đổ về rất đông. Do đó, muốn kêu gọi mọi người có ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh chung, cần thiết lập các quy định chặt chẽ và có mức xử phạt là cần thiết với những cá nhân thiếu ý thức. 

Các bến xe, trạm buýt nên lắp đặt hệ thống camera để quan sát và làm bằng chứng xử lý các trường hợp vi phạm.

Đặc biệt, các bến xe cũng nên phân chia khu vực ăn uống riêng, có biện pháp quản lý chặt chẽ hệ thống người buôn bán hàng rong để giảm thiểu lượng rác thải, giúp bảo vệ môi trường chung.

Mỗi năm Việt Nam mất khoảng 16.000 tỉ do... vệ sinh kém Mỗi năm Việt Nam mất khoảng 16.000 tỉ do... vệ sinh kém

TTO - Con số này được PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương - Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) cho biết nhân sự kiện ngày nhà vệ sinh thế giới vừa qua.

LÊ TRÍ NINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp