06/09/2017 11:30 GMT+7

Mass Transit: giải pháp thích hợp cho giao thông TP.HCM

VÕ XUÂN TIẾN (NCS TS Đại học Kỹ thuật Chemnitz, CHLB Đức)
VÕ XUÂN TIẾN (NCS TS Đại học Kỹ thuật Chemnitz, CHLB Đức)

TTO - Thực hiện việc giãn dân ra ngoại thành và sớm đưa phương tiện vận tải công suất lớn (Mass Transit) như tàu điện, tàu lửa... vào sử dụng là hai giải pháp để "cứu" giao thông TP.HCM.

Mass Transit: giải pháp thích hợp cho giao thông TP.HCM - Ảnh 1.

Mass Transit rất phát triển ở Đức và đó cũng là phương tiện đi lại chủ yếu của người dân - Ảnh: AP

Từ câu chuyện giao thông ở Đức, gởi bài viết cho mục, ông VÕ XUÂN TIẾN (NCS TS Đại học Kỹ thuật Chemnitz, CHLB Đức) cho rằng có 2 việc TP.HCM nên áp dụng và phải làm bây giờ. 

Giao thông TP.HCM, nhìn từ nước Đức

TTO - Tham gia diễn đàn phát triển giao thông cộng cộng và kiểm soát xe cá nhân, bạn đọc Võ Xuân Tiến (NCS TS Đại học Kỹ thuật Chemnitz, CHLB Đức) đã có bài phân tích gởi đến mục Bạn đọc làm báo.

Đó là:

1-  Thực hiện giãn dân từ nội thành ra các vùng lân cận kèm theo việc phát triển cơ sở hạ tầng cho các phương tiện giao thông công cộng để vận chuyển một lượng lớn người từ ngôi nhà của họ ở ngoại thành tới nơi làm việc vào buổi sáng và ngược lại vào buổi chiều. 

2- Phát triển loại phương tiện vận chuyển số lượng người rất lớn từ vài chục ngàn đến trăm ngàn người mỗi ngày. Đó chính là phương tiện vận tải công suất lớn như tàu điện, tàu lửa chẳng hạn. 

Ùn tắc tại bến xe miền Đông sau cơn mưa lớn - Thực hiện: NHẪN PHẠM

Tuy nhiên, có một điều đáng tiếc là việc phát triển này quá chậm, mãi đến năm 2020 TP.HCM mới đưa vào vận hành tuyến đường sắt trên cao đầu tiên. 

Dẫu vậy, chậm vẫn còn hơn không!

Trong trường Đại học Kỹ thuật Chemnitz mà tôi đang theo học, rất dễ dàng để nhận thấy rằng, hầu hết mọi người đều ở ngoại vi thành phố, cách Chemnitz từ 20 đến 25 cây số. Lý do ư? Đơn giản là giá nhà đất ở những vùng đó có giá rẻ hơn so với thành phố Chemnitz.

Võ Xuân Tiến

Bên cạnh đó, chúng ta lại "bỏ quên" một phương tiện sẵn có đó là tàu lửa. Ở các nước phát triển, việc di chuyển bằng tàu lửa từ ngoại ô vào trong nội đô để đi làm hằng ngày là chuyện rất bình thường. Chính phương tiện này mới là giải pháp giải quyết triệt để nhất chuyện kẹt xe trong nội đô. 

Tôi tin rằng nếu chúng ta muốn giải quyết việc kẹt xe hiện tại, khoan hãy bàn đến chuyện cấm xe gì (vì tôi tin rằng 15-20 năm nữa xe hơiô cũng sẽ bị cấm thôi) cũng như giải pháp mở rộng hoặc mở thêm đường hay xây cầu vượt chỉ là giải pháp chữa cháy tạm thời. 

Việc cần làm ngay là tìm cách phục hồi cũng như quy hoạch, xây dựng các tuyến đường sắt kết nối giữa thành phố với các vùng phụ cận như Củ Chi, Cần Giờ, cũng như với các tỉnh xung quanh thành phố như Đồng Nai, Bình Dương, thậm chí là Vũng Tàu. 

Song song đó, cần hoàn thiện các tuyến xe buýt kết nối để vân chuyển người dân từ nhà của họ đến các ga đường sắt. Như vậy, chúng ta lại càng không nên di dời ga Sài Gòn ra ngoài ngoại ô. 

Việc phát triển phương tiện vận tải công suất lớn sẽ giúp việc giãn dân ra các vùng ngoại thành cũng như các tỉnh lân cận dễ dàng hơn.

Nếu được lựa chọn ở trong nội đo ồn ào chật chội với việc ở một nơi rộng rãi thoải mái (như thành phố mới Bình Dương chẳng hạn) thì câu trả lời cũng không quá khó đoán.

Mời góp ý phát triển giao thông công cộng

Theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, phát triển vận tải hành khách công cộng là vấn đề quan trọng nhằm tiến tới việc kiểm soát sử dụng xe cá nhân, góp phần hạn chế tình trạng kẹt xe.

Làm sao để thu hút người dân tham gia phương tiện giao thông công cộng? Mời bạn đọc tham gia diễn đàn bằng những câu chuyện cụ thể, những giải pháp khả thi... Ý kiến gửi về báo Tuổi Trẻ (60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) hoặc email: [email protected], [email protected].

VÕ XUÂN TIẾN (NCS TS Đại học Kỹ thuật Chemnitz, CHLB Đức)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp