01/06/2021 14:30 GMT+7

Masan Group chi hơn 1.100 tỉ tạm ứng cổ tức cho cổ đông

T.H
T.H

Dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh nửa đầu năm 2021, Masan Group quyết định chi hơn 1.100 tỉ đồng để tạm ứng cổ tức cho cổ đông.

Masan Group chi hơn 1.100 tỉ tạm ứng cổ tức cho cổ đông - Ảnh 1.

Masan Group sở hữu nhiều thương hiệu hàng tiêu dùng được ưa chuộng

Ngày 31-5-2021, Tập đoàn Masan (Masan Group) thông báo sẽ tạm ứng cổ tức năm 2021 với tỉ lệ 10% cho các cổ đông theo Nghị quyết Đại hội cổ đông thường niên được thông qua hồi tháng 4.

Theo đó, lần tạm ứng đầu tiên sẽ có tỉ lệ 9,5% và thời gian chốt danh sách, thời gian chi trả sẽ được Ban lãnh đạo Tập đoàn quyết định dựa trên tình hình thực tế về nguồn tiền và kế hoạch kinh doanh của Masan Group.

Quyết định tạm ứng cổ tức của năm nay diễn ra sớm sau khi tập đoàn không chi trả cổ tức năm 2020 cho các cổ đông nhằm tập trung nguồn lực cho mảng tiêu dùng - bán lẻ chủ chốt, trong đó có việc tăng tốc hiện thực hóa nền tảng Point of Life phục vụ các nhu cầu thiết yếu xuyên suốt trên cả kênh offline và online.

Masan Group chi hơn 1.100 tỉ tạm ứng cổ tức cho cổ đông - Ảnh 2.

Người tiêu dùng lựa chọn thịt mát MEATDeli

Trước đó, năm 2019, Masan Group cũng trả cổ tức tỉ lệ 10%. Xa hơn năm 2016, các cổ đông được trả cổ tức 30%, trong đó 11% là tiền mặt và 19% là cổ phiếu.

Tập đoàn Masan hiện có vốn điều lệ hơn 11.746 tỉ đồng, tương đương hơn 1,17 tỉ cổ phiếu đang lưu hành. Mỗi cổ phiếu sẽ nhận được 950 đồng tiền cổ tức, tương đương với tổng số tiền chi trả cho cổ đông khoảng 1.100 tỉ đồng trong đợt tạm ứng đầu tiên.

Gần đây, Masan Group liên tục công bố các giao dịch huy động vốn với tổng giá trị hơn 810 triệu USD. Cụ thể, SK Group (Hàn Quốc) đã mua 16,26% cổ phần của VinCommerce với tổng giá trị tiền mặt là 410 triệu USD.

Masan Group chi hơn 1.100 tỉ tạm ứng cổ tức cho cổ đông - Ảnh 3.

Hệ thống siêu thị VinMart với định vị Tươi ngon thượng hạng

Mới đây, nhóm các nhà đầu tư, trong đó có tập đoàn Alibaba mua 5,5% cổ phần của The CrownX - nền tảng tiêu dùng bán lẻ hợp nhất lợi ích của Masan tại 2 công ty Masan Consumer Holdings và VinCommerce. Giá trị của thương vụ là 400 triệu USD, tương đương với The CrownX được định giá 6,9 tỉ USD trước giao dịch.

Tập đoàn còn tiết lộ, một giao dịch quy mô 300 - 400 triệu USD khác đang được thực hiện và dự kiến hoàn thành trong năm nay. Ước tính, hơn 1 tỉ USD sẽ chảy vào Masan sau hàng loạt các thương vụ hoàn tất trong năm nay, tạo nên dòng tiền mặt dồi dào cho công ty. Đây có thể là cơ sở để Masan sớm tạm ứng cổ tức cho các nhà đầu tư bù đắp lại năm 2020 không nhận cổ tức.

Nguồn tiền từ các thương vụ trên không chỉ giúp Masan Group thực hiện kế hoạch chia cổ tức, mà còn cải thiện "sức khỏe tài chính" cho tập đoàn.

Masan Group chi hơn 1.100 tỉ tạm ứng cổ tức cho cổ đông - Ảnh 4.

Hệ thống siêu thị VinMart

Cuối năm ngoái, tỉ lệ nợ ròng trên EBITDA (chưa bao gồm việc hợp nhất VinCommerce) là 4,6 lần. Tỉ lệ này được đặt mục tiêu giảm xuống còn 2,5 đến 3 lần trong năm nay, nhờ việc giảm nợ tại các công ty con sau khi tăng vốn và cải thiện EBITDA ở tất cả các mảng kinh doanh.

Ngay trong quý đầu năm, Masan Group ghi nhận doanh thu tăng trưởng 13,3%, đạt 19.977 tỉ đồng. Trong đó, Masan Consumer tăng trưởng 18,8%, MEATLife tăng trưởng 38,5% và Masan High-Tech Materials tăng trưởng 178,2%, bù đắp cho doanh thu sụt giảm của VinCommerce (VCM) do đóng cửa 700 điểm bán hàng nhằm cải thiện lợi nhuận.

Về hiệu suất, biên EBITDA trong quý I của Masan Group đạt 15,7%, cao hơn so với biên EBITDA 11% cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, biên EBITDA của VinCommerce cải thiện đạt mức 1,8%.

Tại Masan Consumer Holdings và Masan MEATLife, biên EBITDA duy trì ổn định. Ngược lại, biên lợi nhuận tại Masan High-Tech Materials thấp hơn do tác động từ việc hợp nhất H.C. Starck (HCS) và sự phục hồi của giá cả sẽ thể hiện kết quả trong quý sau.

Masan Group chi hơn 1.100 tỉ tạm ứng cổ tức cho cổ đông - Ảnh 5.

Thịt mát MEATDeli tại hệ thống siêu thị VinMart

Trên thị trường chứng khoán, những tín hiệu tích cực trong chiến lược tích hợp VinCommerce với các mảng kinh doanh hiện tại của Masan, và đặc biệt thông tin về các giao dịch M&A với SK Group và Alibaba Group khiến cổ phiếu MSN được quan tâm đặc biệt. Thanh khoản trung bình của cổ phiếu MSN trong 2 tháng qua vượt lên trên 2 triệu đơn vị mỗi phiên.

Giá cổ phiếu MSN hiện dao động quanh mức 106.000 đồng/cổ phiếu, tăng 30% kể từ đầu năm. Dù vậy trong một báo cáo phân tích mới cập nhật, Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC) đưa ra mức định giá mới của MSN là 142.000 đồng/ cổ phiếu, cao hơn khoảng 30% so với giá hiện tại.

Cơ sở của định giá tăng nhanh được VCSC dựa trên các kỳ vọng cải thiện lợi nhuận của VinCommerce, nhờ kế hoạch hợp tác với Phúc Long mở khoảng 1.000 kiosk trong năm nay, và gia tăng kênh bán hàng online nhờ kế hoạch hợp tác với Lazada sau thương vụ với Alibaba Group.

Ngoài ra, định giá của MSN còn được nâng lên nhờ các lợi ích tài chính từ việc hoàn thiện các giao dịch với SK Group và Alibaba Group mang về nguồn tiền khoảng 650 triệu USD trong năm nay. Bên cạnh đó là đóng góp 20% lợi ích từ Techcombank, ngân hàng này đã tăng giá trị vốn hóa 60% từ đầu năm tới nay nhờ triển vọng kinh doanh tích cực.

T.H
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp