02/05/2018 16:42 GMT+7

Mạo hiểm bán lưu huỳnh cho khách trên núi lửa đang hoạt động

HỨA HIẾU HOA - Ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC
HỨA HIẾU HOA - Ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC

TTO - 2 giờ sáng mỗi ngày, những người thợ mỏ sống dưới chân Ijen - một ngọn núi lửa đang hoạt động tại Indonesia - bắt đầu chuyến hành trình khai thác lưu huỳnh trên miệng ngọn núi này.

Mạo hiểm bán lưu huỳnh cho khách trên núi lửa đang hoạt động - Ảnh 1.

Thợ mỏ phá vỡ các khối lưu huỳnh bên trong miệng núi lửa, và bỏ vào giỏ kéo xuống - Ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC

Được coi là một hình thức du lịch văn hóa, du lịch mỏ có thể được tìm thấy trên khắp thế giới từ châu Phi đến Úc.

Núi Ijen là nơi lưu giữ một trong những mỏ lưu huỳnh còn hoạt động trên thế giới. Các khung cảnh tại đây đã thu hút các nhà khoa học lẫn du khách trong hơn hai thế kỷ.

Tuy nhiên trong những thập kỷ gần đây, chính những người thợ mỏ đã trở thành đối tượng thu hút du lịch gây tranh cãi.

Ngọn lửa xanh được tạo ra từ khí lưu huỳnh tại miệng núi lửa Ijen chỉ có thể quan sát trong bóng tối - Video: NATIONAL GEOGRAPHIC

Lưu huỳnh: Vàng của quỷ

Những vật chất từ núi lửa đang hoạt động rất độc hại cho con người. Chúng có thể đốt cháy mắt, phổi và ăn mòn da khi tiếp xúc. Tuy nhiên từ năm 1968, những người thợ mỏ khai thác lưu huỳnh tại núi Ijen đã mạo hiểm thâm nhập "mê cung" các đám mây khí để khai thác "vàng của quỷ" rồi mang nó xuống núi.

Vào khoảng 2h sáng mỗi ngày, những người thợ mỏ bắt đầu thực hiện chuyến đi dài gần 4 km, gồm 2,7 km để leo lên dốc từ chân núi Ijen và gần 1 km còn lại để xuống được miệng núi lửa.

Các cột khói thoát ra từ miệng núi Ijen - Video: NATIONAL GEOGRAPHIC

Được bao bọc trong khói và hơi độc, những người thợ mỏ vứt đi các khối cứng và vận chuyển từ 70 - 90 kg quặng lưu huỳnh khỏi miệng hố hai lần một ngày. Trung bình, họ kiếm được năm USD cho mỗi chuyến đi.

Mặc dù công việc khai thác tại núi Ijen có nhiều tiềm năng nhưng cũng chứa rất nhiều nguy cơ, đặc biệt về sức khỏe. Nhiều thợ mỏ không có đủ tiền mua thiết bị bảo hộ như găng tay và mặt nạ, đôi khi họ chủ động từ bỏ chúng vì đeo các thiết bị này có thể cản trở công việc khai thác.

Tuy nhiên, việc tiếp xúc với nồng độ lưu huỳnh dioxit cao gây phơi nhiễm mạn tính, dẫn đến khó thở, tắc nghẽn đường thở, làm suy yếu chức năng, hoặc thậm chí là tử vong.

Vào tháng 3-2018, hàng trăm người xung quanh núi lửa Ijen buộc phải sơ tán nhà cửa và 30 người đã nhập viện sau khi núi lửa phun khí độc. Dẫu vậy, miệng núi lửa độc hại nhưng xinh đẹp của núi Ijen vẫn là cảnh tượng đầy quyến rũ.

Mạo hiểm bán lưu huỳnh cho khách trên núi lửa đang hoạt động - Ảnh 4.

Các khối lưu huỳnh khai thác từ núi Ijen được sử dụng để sản xuất nhiều loại sản phẩm. Trong lịch sử, lưu huỳnh được sử dụng làm thuốc súng. Ngày nay nó chủ yếu được sử dụng cho mỹ phẩm và tẩy trắng.

Mạo hiểm bán lưu huỳnh cho khách trên núi lửa đang hoạt động - Ảnh 5.

Đèn pha của thợ mỏ xuyên qua bóng tối và khí núi lửa. Thợ mỏ thường bắt đầu công việc của họ vào ban đêm trước khi mặt trời mọc. -

Ngày nay, khách du lịch cũng được xem như một loại khoáng sản để khai thác. "Du khách được xem như một loại quặng mới, và, giống như kim loại, có tiềm năng thúc đẩy nền kinh tế khu vực mỏ phát triển" - ông Pretes, người nghiên cứu các mỏ bạc ở Potosi, Bolivia ví von dí dỏm.

Nhưng tương lai khai thác du lịch và khai thác mỏ ở núi Ijen vẫn chưa rõ ràng.

Indonesia nằm trên vành đai núi lửa địa chấn và các mảng kiến ​​tạo có kích thước hơn 40 ngàn km dọc theo lưu vực Thái Bình Dương. Ước tính, có 75% các núi lửa đang hoạt động và 90% trận động đất trên toàn thế giới xảy ra trong khu vực này.

Mạo hiểm bán lưu huỳnh cho khách trên núi lửa đang hoạt động - Ảnh 6.

Khí bốc từ hồ axit trên miệng núi lửa Ijen.

Mạo hiểm bán lưu huỳnh cho khách trên núi lửa đang hoạt động - Ảnh 7.

Không khí ở miệng núi lửa dày đặc với khí núi lửa độc hại, và thợ mỏ thường không sử dụng thiết bị bảo vệ thích hợp.

Mạo hiểm bán lưu huỳnh cho khách trên núi lửa đang hoạt động - Ảnh 8.

Khách du lịch được trang bị mặt nạ khí, đang chụp ảnh từ bờ miệng núi lửa nơi có thể nhìn thấy Hồ Kawah Ijen Crater - hồ axit lớn nhất thế giới, có khả năng ăn mòn và hòa tan kim loại.

Mạo hiểm bán lưu huỳnh cho khách trên núi lửa đang hoạt động - Ảnh 9.

Sunarto, 41 tuổi, mang lưu huỳnh ra khỏi miệng núi lửa Ijen

Mạo hiểm bán lưu huỳnh cho khách trên núi lửa đang hoạt động - Ảnh 10.

Wito, 40 tuổi, đã chạm khắc một bông hoa từ một khối lưu huỳnh để bán cho du khách, kiếm thêm thu nhập.

Mạo hiểm bán lưu huỳnh cho khách trên núi lửa đang hoạt động - Ảnh 11.

Thợ mỏ kiếm thêm thu nhập bằng cách bán quà lưu niệm được làm từ lưu huỳnh của mỏ.

Mạo hiểm bán lưu huỳnh cho khách trên núi lửa đang hoạt động - Ảnh 12.

Bandi, 40 tuổi, xử lý lưu huỳnh trong nhà máy ở làng Tamansari. Sau khi được vận chuyển đến nhà máy, lưu huỳnh được nung nóng chảy.

Du lịch kiểu gì thì cũng... tàn phá thế giới

TTO - Đó là nhận định cay nghiệt, và cũng là lời cảnh báo, của tác giả Rodolphe Christin trong quyển sách khảo cứu của mình mang tên 'Manuel de l’antitourisme', tạm dịch 'Cẩm nang đả phá du lịch'. Tại sao như vậy?

HỨA HIẾU HOA - Ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp