18/08/2011 11:43 GMT+7

Mảnh sụn chêm kẹt vào khớp gối

Th.S BS TĂNG HÀ NAM ANH(giảng viên ĐH Y dược TP.HCM, trưởng khoa CTCH BV Nguyễn Tri Phương)
Th.S BS TĂNG HÀ NAM ANH(giảng viên ĐH Y dược TP.HCM, trưởng khoa CTCH BV Nguyễn Tri Phương)

TTO - Em năm nay 18 tuổi, bị đau vùng đầu gối đã hơn hai tháng nay. Khi đi lại không cảm thấy đau, khi ngồi xổm rất đau, đau ở trong khớp gối nên không thể ngồi xổm được, sờ xung quanh thì không thấy đau và không có khối u. Ngoài ra thỉnh thoảng chỉ đau một tí ở các khớp khác.

Em đi khám bác sĩ cho thuốc uống nhưng không hết mà còn nặng hơn. Không biết có phải là em lao động nặng và đi lại rất nhiều nên mới bị tổn thương xương không? Em đi thử máu theo giấy của bác sĩ thì cho kết quả là CRP 0.29 và ASLO 38.5, không biết có bị ung thư xương hay không? (Bạn đọc)

Theo như bạn mô tả chúng tôi nghĩ bạn có thể bị rách sụn chêm của gối và mảnh rách kẹt vào giữa khớp gối.

Triệu chứng hay gặp của bệnh này là thường bệnh nhân có tiền căn chấn thương (đôi khi bệnh nhân không để ý). Bệnh nhân vẫn đi lại bình thường nhưng một hôm nào đó tự nhiên khi co duỗi gối bỗng cảm thấy đau lói ở gối, gối bị kẹt gấp cũng không được mà duỗi cũng không xong, phải lựa thế lắc gối thì mới duỗi gối ra được. Đôi khi ngồi xổm làm mảnh sụn rời kẹt vào khớp gây đau.

Triệu chứng này có thể xuất hiện một hay nhiều lần với tần suất xảy ra khác nhau. Nguyên nhân là do mảnh rách của sụn chêm ở gối kẹt vào giữa lồi cầu đùi và mâm chày gây kẹt khớp và gây đau.

Sụn chêm gối là hai mảnh sụn nằm ở giữa lồi cầu và mâm chày ở bên trong và bên ngoài. Sở dĩ có tên sụn chêm vì nằm chêm giữa hai cấu trúc lồi cầu đùi ở trên và mâm chày ở dưới. Chức năng của miếng sụn này là làm giảm lực tác động lên lồi cầu và mâm chày khi đi, góp phần giữ vững khớp gối.

Những người bị lấy bỏ sụn chêm ở độ tuổi quá sớm sẽ dễ bị hư khớp gối hơn những người còn sụn chêm. Sụn chêm có thể bị rách do chấn thương vùng gối hay có thể rách thoái hóa ở người lớn tuổi.

Để chẩn đoán rách sụn chêm, các bác sĩ sẽ có một số cách khám nhằm phát hiện sụn bị rách. Chụp cộng hưởng từ cho phép nhìn thấy sụn chêm bị rách và có thể tiên lượng một phần về điều trị như khâu lại hay cắt bán phần sụn chêm. Chẩn đoán chắc chắn nhất vẫn là nội soi khớp gối để nhìn trực tiếp mảnh sụn bị rách và sẽ xử trí cùng lúc.

Về điều trị. Nếu miếng sụn rách lớn, vùng rách nằm ở vùng có máu nuôi và bệnh nhân còn trẻ thì có chỉ định làm nội soi khớp để khâu lại. Nếu miếng rách lâu đã hư hay nằm ở vùng không có máu nuôi trên bệnh nhân lớn tuổi có thể cắt bỏ một phần sụn chêm qua nội soi khớp. Nội soi khớp gối có ưu điểm tuyệt đối so với mổ mở trong phẫu thuật cắt hay khâu sụn chêm.

<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến địa chỉ email: [email protected].

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.

TTO thực hiện

Th.S BS TĂNG HÀ NAM ANH(giảng viên ĐH Y dược TP.HCM, trưởng khoa CTCH BV Nguyễn Tri Phương)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp