Business Week đã "vạch trần" những mánh lới từ trò chơi Candy Crush Saga hay Puzzles and Dragons.
Phóng to |
Trò chơi đang rất phổ biến hiện nay Candy Crush Saga - đứng đầu doanh thu trò chơi của iPhone và Android (Google Play) cơ bản bắt người dùng trả tiền một cách âm thầm thông qua tiền tệ ảo, để mọi người quên rằng họ đang phải trả tiền thật.
Công ty phát triển game thường có những điều chỉnh tinh vi các quy tắc để biến trò chơi kỹ năng (skill game) trở thành trò chơi tiền bạc (money game), kích thích người chơi tăng cường tính cạnh tranh bằng cách chi tiền mua các dịch vụ tốt hơn. Người chơi sẽ khó nhận ra nếu quá trình chuyển đổi này được thực hiện khéo léo và nghệ thuật.
Khi đó, người chơi vẫn tin rằng họ đang giải trí với trò chơi kỹ năng và chỉ cần chi một ít tiền cho dịch vụ "trợ giúp" và cứ thế số tiền tăng lên.
Nhà kinh tế Ramin Shokrizade - người chuyên nghiên cứu kinh doanh các dịch vụ game - mô tả một số chiến lược thông minh mà website game Gamasutra áp dụng, đó là "lưu hành tiền tệ cưỡng chế", một chiêu lừa có tính toán kỹ càng. Shokrizade chỉ ra rằng những vòng đầu tiên của Candy Crush Saga thường dễ chơi và dễ gây nghiện, càng về sau càng tăng "đô" và đòi hỏi người chơi "đầu tư". Ban đầu, người chơi được thưởng nếu chơi hay, sau đó sẽ bị đặt trong "thế" phải trả tiền nếu không muốn bị tước phần thưởng. Game Puzzles and Dragons cũng áp dụng chiến thuật này.
Cụ thể, người chơi được thưởng trứng sau mỗi vòng chiến thắng và cất giữ "phần thưởng" trong kho. Nếu kho quá nhỏ thì tự động trứng sẽ bị mất đi, buộc lòng họ phải chi tiền để "mở rộng" kho đựng phần thưởng. Shokrizade cho rằng mô hình tinh vi trên thường nhắm đến lứa tuổi từ 18-25.
Một khi người dùng bắt đầu sử dụng dịch vụ miễn phí, đó chính là lúc họ đang được "hướng dẫn" để nâng cao nhu cầu dùng những sản phẩm cao cấp hơn và họ sẽ là nguồn lợi lớn cho các công ty. |
Mô hình freemium (có phí trong miễn phí) không mới, đặc biệt phổ biến trong giới kinh doanh phần mềm. Vì chi phí để mời một người dùng tham gia sử dụng dịch vụ hầu như bằng 0 nhưng cái giá của 0 đồng này lại vô cùng lớn, đó là sự nhận diện thương hiệu và tính lan tỏa nhanh chóng. Điều này có sức hấp dẫn khó cưỡng, quyết định hướng tăng trưởng (hoặc lụi tàn) của thung lũng Sillicon. Tất nhiên trong số những người dùng miễn phí ấy vẫn có các khách hàng chấp nhận trả tiền cho các tính năng cao cấp hơn.
Có thực sự những dịch vụ kỹ thuật số đó hoàn toàn miễn phí? Đối với các nhà cung cấp phần mềm trực tuyến miễn phí lớn như Facebook và Google, họ không lấy tiền trực tiếp của người dùng, thay vào đó "bán" người truy cập cho các công ty quảng cáo bằng việc thỏa hiệp quyền riêng tư của người dùng khi họ đăng nhập miễn phí vào đây. Trong khi phần mềm giám sát Pandora hay phần mềm hỗ trợ tìm kiếm nhạc Spotify cùng nhiều công ty khác chọn cách cung cấp các dịch vụ miễn phí hoàn toàn, chỉ lấy tiền khi người dùng cần bản nâng cao hơn.
Mọi người có thể nghe nhạc miễn phí từ trang Spotify. Nhưng nếu bạn muốn thoát khỏi việc phải nhận quảng cáo định kỳ hay muốn nghe nhạc khi không có kết nối Internet thì phải trả tiền cho các phiên bản cao cấp hơn. Công ty phần mềm quản lý công việc Asana cũng tận dụng mô hình freemium, cho phép các công ty nhỏ sử dụng miễn phí nhưng một khi quy mô doanh nghiệp vượt quá 15 nhân viên, họ sẽ phải trả tiền cho dịch vụ Asana.
Các công ty thành công với mô hình này phải sở hữu những sản phẩm cần được nâng cấp theo hướng tốt hơn, chứ không phải là các dịch vụ kèm theo, ví dụ như Dropbox hay Pandora. Nhưng các công ty sản xuất game video là những người biết rõ nhất cách khai thác mô hình này.
Theo Business Week
Nếu đang chơi các trò chơi trực tuyến trên PC hay thiết bị di động, ý kiến của bạn là đồng ý và hài lòng khi bỏ tiền ra để giải trí theo cách hiện tại các công ty game áp dụng, hoặc có ý kiến khác? - Hãy bình luận vào khung bên dưới bài viết để chia sẻ chính kiến. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận