CNN ngày 19-8 cho biết Viện Hải dương học Wood Hole đã định vị được một mảng dầu dài hơn 35km, rộng 2km và cao gần 200m nằm ở độ sâu khoảng 1km.
Khối dầu được nhìn thấy lần đầu vào tháng 6-2010, sau đó đã bị các cơn bão làm trôi dạt đi nơi khác. Thông tin trên phần nào trả lời cho mối nghi ngại xuất hiện gần đây về tung tích của lượng dầu thô thoát ra từ giếng dầu Deep Water Horizon.
Theo Washington Post, dầu tràn không biến mất mà chỉ tồn tại gần như vô hình dưới đáy biển. Dưới tác dụng của hóa chất, dầu thô biến thành các hạt dầu với kích thước siêu nhỏ rất khó nhìn thấy và sẽ bị phân hủy tự nhiên bởi vi khuẩn.
Tuy nhiên, quá trình này kéo dài rất lâu, bởi theo các nhà khoa học, tốc độ phân rã của dầu dưới đáy biển - nơi có nhiệt độ rất thấp và thiếu ánh sáng - chỉ bằng 1/10 so với ở bề mặt biển.
Trước đó, các nghiên cứu khoa học khác đã khẳng định khoảng 80% lượng dầu tràn không hề biến mất như Chính phủ Mỹ từng công bố.
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận