14/12/2018 10:34 GMT+7

Mạng ảo nhưng tổn thương thật

THANH HÀ
THANH HÀ

TTO - Share, like dễ dãi, nói xấu, phỉ báng bất chấp đúng sai có thể đẩy một người xuống bùn đen hoặc tung hô thái quá... Ảo nhưng tổn thương thật. Và không bộ quy tắc nào hiệu quả bằng việc mỗi người tự nhận thức, thay đổi hành vi ứng xử của mình.

Mạng ảo nhưng tổn thương thật - Ảnh 1.

cho nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng ở Việt Nam đang được Bộ Thông tin - truyền thông dự thảo và lấy ý kiến đóng góp.

"Đây sẽ không phải là luật, là quy định bắt buộc" - những người chịu trách nhiệm xây dựng bộ quy tắc này đã nói rõ. Họ chỉ mong muốn đưa ra "những chuẩn mực đạo đức" cho tất cả các đối tượng tham gia mạng xã hội, từ nhà cung cấp dịch vụ đến người sử dụng.

Vì thế có không ít ý kiến hoài nghi bộ quy tắc này sẽ không có mấy ý nghĩa thực tiễn. Bởi lẽ, nhiều người cho rằng dường như "những chuẩn mực đạo đức" không đủ sức mạnh để tạo ra sự thay đổi cho những hành vi tiêu cực trên mạng xã hội hiện nay.

Lo ngại này hoàn toàn có lý. Mạng xã hội đang trở thành một kênh trao đổi thông tin không thể thiếu với một số lượng lớn người dân Việt Nam.

Hiện Việt Nam có 436 mạng xã hội đang được phép hoạt động. Trong đó, chỉ riêng Facebook đã có khoảng 55 triệu thành viên (chiếm 57% dân số), theo báo cáo mới nhất của We are Social.

Đi kèm với sự gia tăng kết nối tạo thành một môi trường chia sẻ thông tin rộng và mở thì mạng xã hội cũng đang là nơi dễ gây tổn thương nhất thông qua những phát ngôn gây thù ghét, tin tức giả...

Theo khảo sát của Chương trình nghiên cứu Internet và xã hội (VPIS), các trường hợp phát ngôn gây thù ghét của người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam thể hiện tập trung: nói xấu, phỉ báng (61,7%), vu khống, bịa đặt thông tin (46,6%), kỳ thị dân tộc (hơn 37%), kỳ thị giới tính (hơn 29%), kỳ thị khuyết tật (21,7%), kỳ thị tôn giáo (hơn 15%).

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này, theo đánh giá của các chuyên gia, là do nhận thức của người sử dụng cho rằng mạng xã hội là môi trường ảo nên có thể tự do phát ngôn mà không phải chịu trách nhiệm.

Thế nhưng mạng ảo mà những tổn thương lại là thật. Trong đó, rất nhiều trường hợp gây tổn thương, nhận định sai một cách vô tình, qua việc share và like vô cùng dễ dãi, có thể đẩy một người xuống bùn đen hoặc tung hô thái quá, bất chấp đúng sai...

Khi tham gia mạng xã hội đồng nghĩa với việc chúng ta đã tham gia vào một xã hội thứ hai bên cạnh xã hội thật mà chúng ta đang sống.

Bên cạnh những mặt tích cực, mặt trái của mạng xã hội luôn tồn tại và không thể xóa bỏ. Nhưng mỗi cá nhân hoàn toàn có thể hạn chế chúng bằng việc ý thức được những hành vi ứng xử của mình thể hiện trên mạng xã hội.

So với những hành vi có thể bị chế tài bởi luật pháp dù chúng diễn ra trên mạng ảo, việc chúng ta tự ý thức về hành vi ứng xử trên mạng xã hội có sức mạnh hơn nhiều.

Có lẽ không bộ quy tắc nào, không quy định nào hiệu quả bằng việc mỗi chúng ta tự nhận thức và thay đổi hành vi ứng xử của chính mình để có những chuẩn mực đúng đắn cho bản thân.

THANH HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp