03/11/2024 11:16 GMT+7

Mãi ở trong nhà thuê tạm bợ

Một thực tế diễn ra nhiều năm qua là phân khúc thị trường bất động sản cao cấp liên tục tăng nguồn cung, "thừa thãi" về nhu cầu thực ở trong khi phân khúc nhà giá thấp đang ngày càng hiếm dần, thậm chí "biến mất".

Mãi ở trong nhà thuê tạm bợ! - Ảnh 1.

Khu nhà trọ công nhân ở phường Linh Xuân, TP. Thủ Đức (TP.HCM) - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Một khảo sát cho thấy căn hộ dưới 3 tỉ đồng được xem là bình dân ở TP.HCM nhưng nguồn cung chiếm chưa đến 20% trong sáu tháng đầu năm nay và chỉ cách trung tâm TP trên 10km.

Khi giá nhà đất cứ tăng vùn vụt, vượt quá tốc độ tăng trưởng kinh tế và mức tăng thu nhập của người dân thì mọi người đều coi mua nhà là "một công hai việc", vừa có chỗ an cư vừa để đầu tư.

Trong khi đi thuê nhà, tiền "tan" hết mà nhà vẫn là của người ta. Từ đó, tâm lý muốn sở hữu chiếm gần như tuyệt đối, và mọi người đều chọn mua nhà khi có thể.

Nhưng đâu phải muốn sở hữu là được. Lẽ ra khi giá nhà tăng quá cao, việc sở hữu căn hộ đang dần vuột khỏi tầm tay của nhiều người thu nhập thấp, thu nhập trung bình cũng sẽ tạo ra cơ hội phát triển thị trường nhà cho thuê cả về quy mô và sự chuyên nghiệp.

Cũng lại... nhưng! Nhưng thực tế ngoài hàng loạt nhà trọ tư nhân được xây dựng theo kiểu tự phát, ngăn chia tạm bợ, thiếu an toàn, không đảm bảo phòng cháy chữa cháy, đã có bao nhiêu doanh nghiệp chủ động tham gia vào thị trường nhà cho thuê?

Những khu nhà trọ tự phát mọc lên khắp nơi, khó kiểm soát được nhưng đều có khách thuê với lý do: mức giá phù hợp với thu nhập của đa số người lao động.

Các nhà cho thuê này đa phần nằm ngoài các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về nhà ở xã hội.

Vì thế, cho đến nay chúng ta vẫn chưa hình thành được thị trường cho thuê nhà ở xã hội. Doanh nghiệp càng ngại ngần bước chân vào thị trường đầy tiềm năng nhưng hứa hẹn ở phía trước là gian nan, thậm chí "chết oan". Nói nôm na là đi làm bất động sản chẳng ai dại nhảy vào mảng nhà ở xã hội cho thuê.

Cùng miếng đất, làm nhà ở thương mại được mua nhanh bán gọn, "tiền tươi thóc thật trao tay", lời bỏ túi ngay, trong khi làm dự án nhà ở xã hội cũng "trầy trật" thủ tục, giá cho thuê khống chế, thu hồi vốn chậm, thậm chí còn bị lỗ... Khỏi hỏi cũng rõ doanh nghiệp sẽ đi làm nhà ở thương mại, tránh xa nhà ở xã hội.

Vậy các luật mới về nhà đất được kỳ vọng sẽ định hình lại thị trường bất động sản đã thắp lên được chút ánh sách nào cho thịt trường nhà cho thuê?

Mới đây, bảng giá đất mới góp thêm vô hình ngáng chân doanh nghiệp còn ôm ấp ước mơ xây nhà ở xã hội.

Do điều chỉnh bảng giá đất, quý 3-2024 giá nhà chung cư tại Hà Nội và TP.HCM tăng từ 4-6% so với quý trước, tăng 22 - 25% so với cùng kỳ năm trước, cá biệt một số khu vực tăng giá cục bộ từ 35 - 40% so với quý trước (theo Bộ Xây dựng).

Hiệu ứng "domimo" đã rõ: giá đất tăng, khiến chi phí đầu tư tăng, giá nhà ở tăng và kéo theo giá nhà cho thuê tăng.

Cứ cái vòng luẩn quẩn ấy, trong đó giá đất đã và đang khiến cho giá nhà cho thuê nằm ngoài khả năng của người đi thuê và càng làm nản lòng những doanh nhân còn nung nấu ý định xây nhà để cho thuê.

Chẳng lẽ hàng triệu người đi thuê nhà mãi ở trong những nhà trọ tạm bợ, nhà ở của dân tận dụng cho thuê mà không có những chuỗi, công trình quy mô cho thuê bài bản, bề thế, đầy đủ hạ tầng, tiện ích? Chẳng lẽ thị trường nhà cho thuê chưa khai sinh đã chịu khai tử!?

Mãi ở trong nhà thuê tạm bợ! - Ảnh 1.Giá thuê nhà ở xã hội bao nhiêu là hợp lý?

TP Hà Nội đang lấy ý kiến bộ, ngành về khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư bằng vốn tư nhân, theo đó một căn hộ khoảng 55m², chiều cao tòa nhà từ 31 tầng trở lên có giá thuê 5,4 - 10,9 triệu đồng/tháng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp