09/09/2016 08:06 GMT+7

“Mắc kẹt” di dời làng đá Non Nước

V.HÙNG - TR.TRUNG
V.HÙNG - TR.TRUNG

TTO - Hiện vẫn còn hơn 100 cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ trong khu dân cư, quanh khu du lịch Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) gây nên cảnh nhếch nhác, ô nhiễm. Tuy nhiên phương án di dời các hộ này còn nhiều vướng mắc.

Việc sản xuất, chế tác đá trong khu dân cư gây ô nhiễm bụi, tiếng ồn, nước thải khiến người dân bức xúc - Ảnh: V.HÙNG
Việc sản xuất, chế tác đá trong khu dân cư gây ô nhiễm bụi, tiếng ồn, nước thải khiến người dân bức xúc - Ảnh: V.HÙNG

Trước đó, từ năm 2014, TP Đà Nẵng đã quy hoạch các cơ sở sản xuất, chế tác ở làng đá Non Nước (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn) vào làng nghề tập trung rộng 35,5 ha.

Tuy nhiên do diện tích đất làng nghề không đáp ứng, còn hơn 100 cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ lẫn trong khu dân cư, gây nên cảnh nhếch nhác, ô nhiễm.

Có mặt tại nhiều tuyến đường quanh khu du lịch Ngũ Hành Sơn và các khu dân cư mới cuối tháng 8, ghi nhận có hàng trăm cơ sở sản xuất, chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ đá vẫn hoạt động ồn ào, bụi bay mịt mù.

Tại tuyến đường Non Nước, một trong những tuyến đường chính gần khu danh thắng núi Ngũ Hành Sơn, ghi nhận có không dưới 10 cơ sở căng bạt chế tác đá.

“Chúng tôi có đơn xin di dời vào khu làng nghề tập trung để tránh bị người dân phàn nàn nhưng từ năm 2014 đến giờ vẫn đang chờ. Tôi mong giải quyết di dời càng sớm để yên tâm làm ăn” - một chủ cơ sở chế tác đá nói.

Ông Huỳnh Quang Trung, phó chủ tịch UBND phường Hòa Hải, xác nhận hiện đã di dời được hơn 350 cơ sở vào làng nghề đá tập trung nhưng còn hơn 100 cơ sở sản xuất đá lẫn trong khu dân cư, gần các điểm du lịch là một khó khăn cho địa phương.

Trong khi chờ thành phố và quận mở rộng khu làng nghề tập trung để bố trí các cơ sở này, phường cũng thường xuyên ra quân nhắc nhở, xử lý tình trạng chiếm dụng lòng lề đường để sản xuất, quy định thời gian sản xuất để giảm tiếng ồn khu dân cư, nghỉ ngơi của người dân và thiết kế hệ thống thoát nước cho hợp lý ở các điểm sản xuất.

Theo ông Huỳnh Quang Trung, hiện phường đã khảo sát, vận động các cơ sở sản xuất đá thì tất cả các hộ đều có nhu cầu thuê đất ở làng nghề tập trung, họ cũng đã chuẩn bị tài chính để đầu tư nhà xưởng.

Song ông Trung đề xuất nếu mở rộng làng nghề cần khắc phục những bất hợp lý khiến các cơ sở sản xuất đá đang gặp khó khăn.

Đó là các lô đất diện tích 5mx20m theo kiểu nhà ống khu dân cư là không phù hợp với chế tác đá, bề ngang 5m là quá hẹp, chưa đáp ứng được không gian làm việc cho thợ đá khiến họ bung ra ngoài lề đường chế tác.

Quá trình chẻ đá, làm tượng muốn di chuyển phải có xe tải vào cẩu, bề ngang nhỏ hẹp nên rất khó khăn sản xuất. Khu làng nghề có hơn 300 cơ sở sản xuất hoạt động, dù có bố trí trồng cây làm đệm giảm bụi nhưng hiệu quả còn thấp.

Còn hệ thống đấu nối nước thải về hồ xử lý gần như không hoạt động bởi được thiết kế cống đúc, nước thải và bột đá trong quá trình chế tác vẫn tràn lan ra đường, thẩm thấu xuống đất là chính.

Việc mở rộng làng nghề rất cấp thiết

Ông Lê Trung Chinh, bí thư Quận ủy Ngũ Hành Sơn, cho biết việc mở rộng làng đá Non Nước giai đoạn 2 là rất cấp thiết, đề nghị thành phố xem xét và bố trí vốn để sớm triển khai dự án.

Tuy nhiên mới đây UBND thành phố Đà Nẵng đã có công văn cân nhắc về dự án này và đề nghị quận hoàn chỉnh đề án giai đoạn 2, nêu ra những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế cần xử lý giai đoạn 1; đánh giá tính khả thi, hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường dự án giai đoạn 2; dự kiến tổng mức đầu tư, nguồn vốn, phương án giải tỏa, bồi thường và bố trí tái định cư; nhất là tránh thành điểm tập trung ô nhiễm môi trường mới.

V.HÙNG - TR.TRUNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp