22/04/2019 12:01 GMT+7

Ma túy đá từ Tam giác vàng - Kỳ cuối: Việt Nam trong cơn lốc ma túy đá ở Đông Nam Á

HOÀNG DUY LONG
HOÀNG DUY LONG

TTO - Việt Nam vẫn tiếp tục là điểm trung chuyển quan trọng của các tổ chức tội phạm quốc tế buôn heroin, các chất kích thích dạng amphetamine (ATS) và cocaine đến Đông Á và Thái Bình Dương.

Ma túy đá từ Tam giác vàng - Kỳ cuối: Việt Nam trong cơn lốc ma túy đá ở Đông Nam Á - Ảnh 1.

Cảnh sát giao thông TP.HCM chặn bắt xe tải chở hàng trăm ký ma túy đá tại hầm Thủ Thiêm, quận 1 - Ảnh: Công an TP.HCM cung cấp

Số lượng methamphetamine bị tịch thu tăng mạnh, giá bán lẻ giảm và độ tinh khiết ổn định là ba dấu hiệu cho thấy methamphetamine đang được sản xuất vượt mức

(Báo cáo của UNODC)

Cục Phòng chống quốc tế và thực thi pháp luật (Bộ Ngoại giao Mỹ) đánh giá như vậy trong Báo cáo về chiến lược kiểm soát ma túy quốc tế năm 2019 công bố tháng 3-2019.

Việt Nam là địa bàn trung chuyển

Báo cáo dẫn thông tin từ Chính phủ Việt Nam ghi nhận 90% ma túy tịch thu có nguồn gốc từ Lào, Campuchia, Myanmar và Trung Quốc được buôn lậu vào Việt Nam bằng đường bộ.

Heroin vẫn là loại ma túy được lạm dụng và mua bán phổ biến nhất ở Việt Nam, kế đến là ATS dưới dạng viên và . Năm 2016-2017, giá ma túy đá ở Việt Nam tiếp tục giảm, chứng tỏ nguồn hàng có sẵn gia tăng.

Theo báo cáo nêu trên, sản xuất ma túy tổng hợp ở Việt Nam rất hiếm vì luôn có nguồn cung cấp ma túy tổng hợp từ các nước láng giềng vào Việt Nam.

Cuối tháng 3-2019, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đánh giá hoạt động sản xuất, mua bán ma túy ở Đông Nam Á gia tăng, Việt Nam vừa là địa bàn trung chuyển, vừa là nơi tiêu thụ (20% tiêu thụ, 80% trung chuyển), do đó công tác đấu tranh ngăn chặn là nhiệm vụ nặng nề.

Ngày 11-3, Cơ quan Phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hiệp Quốc (UNODC) đã công bố báo cáo dài 90 trang đánh giá các xu hướng chính về ma túy tổng hợp ở Đông Nam Á và Đông Á.

Báo cáo đã khảo sát 13 nước gồm Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia, Brunei, Myanmar, Malaysia, Philippines, Indonesia, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật.

Báo cáo ghi nhận tình hình lạm dụng methamphetamine ở Việt Nam tiếp tục gia tăng, đặc biệt trong giới trẻ và loại ma túy này ngày càng được ưu tiên sử dụng ở Việt Nam. Số lượng lớn methamphetamine từ được đưa qua biên giới Tây Bắc Việt Nam ngày càng nhiều.

Giá ma túy đá có nguồn gốc từ Tam giác vàng tại Việt Nam trong năm 2017 đã giảm còn 8.000 USD/kg so với 13.500 USD/kg năm 2016.

Báo cáo của UNODC nhận định trừ Việt Nam có heroin được sử dụng phổ biến nhất, 12 nước được khảo sát còn lại đều xem methamphetamine là mối lo ngại chính.

Ông Jeremy Douglas phụ trách khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương của UNODC nhận xét: "Methamphetamine không còn xa lạ ở châu Á. Từ nay về sau, bất kể tầng lớp, tuổi tác, giới tính nào cũng chọn. Năm 2018 cũng là năm thảm họa về cung ứng ma túy đá có nguồn gốc từ Myanmar".

Ma túy đá từ Tam giác vàng - Kỳ cuối: Việt Nam trong cơn lốc ma túy đá ở Đông Nam Á - Ảnh 3.

Ngày 22-3, cảnh sát Malaysia bắt giữ 2 tấn ma túy đá ngụy trang trong các gói trà Trung Quốc - Ảnh: BERNAMA

Sản xuất thặng dư

Methamphetamine tràn lan trên thị trường Đông Nam Á và Đông Á do nguồn cung cấp thường xuyên và phong phú chưa từng thấy. Số lượng methamphetamine bị tịch thu tăng, giá bán lẻ giảm và độ tinh khiết ổn định là ba dấu hiệu cho thấy methamphetamine được sản xuất dư thừa và nhu cầu tiêu thụ gia tăng.

Năm 2017, gần 450 triệu viên methamphetamine bị tịch thu, tăng 40% so với năm trước. Đến năm 2018, con số vọt lên 745 triệu viên, trong đó Thái Lan tịch thu hơn 515 triệu viên. Độ tinh khiết của methamphetamine dạng viên tương đối ổn định, thông thường từ 15-25%.

Trong thập niên vừa qua, hơn 99% methamphetamine dạng viên bị tịch thu đều thuộc tiểu vùng sông Mekong mở rộng (Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc).

Tịch thu một lần hàng tấn methamphetamine đã trở thành "chuyện thường ngày ở huyện" tại Đông Nam Á và Đông Á như ông Jeremy Douglas nhận xét. Hai ví dụ gần đây đã chứng minh điều đó.

Ngày 24-3-2019, hải quân Myanmar khám xét một con tàu ngoài khơi thị trấn Kawthaung ở mũi cực nam. Tàu chở hơn 1,7 tấn ma túy đá trị giá 29 triệu USD.

Hai hôm trước đó, cảnh sát Malaysia thông báo đã bắt giữ hơn 2 tấn ma túy đá trị giá hơn 25 triệu USD ở bang Johor. Ma túy được ngụy trang trong lô hàng 2.000 gói trà Trung Quốc.

Đối với ma túy dạng tinh thể (ma túy đá), các số liệu về số lượng tịch thu, giá bán lẻ và độ tinh khiết đều chứng tỏ thị trường đang bùng nổ.

Trừ năm 2016, số ma túy đá bị tịch thu tăng đều hằng năm. 34,7 tấn bị tịch thu năm 2015, rồi 39,4 tấn năm 2017 và 48 tấn năm 2018. Sáu nước tiểu vùng sông Mekong mở rộng chiếm 72% ma túy đá bị tịch thu trong giai đoạn 2013-2018.

Độ tinh khiết của ma túy đá vẫn giữ ở mức cao. 91% số mẫu phân tích ở Thái Lan năm 2017 đều trên 90% methamphetamine. Độ tinh khiết của ma túy đá Trung Quốc trung bình 89%. Ma túy đá ở Việt Nam, Campuchia, Malaysia, Indonesia và Brunei đạt từ 70-80%.

Ma túy đá từ Tam giác vàng - Kỳ cuối: Việt Nam trong cơn lốc ma túy đá ở Đông Nam Á - Ảnh 4.

Các đường dây phân phối ma túy từ Tam giác vàng trong khu vực - Ảnh: UNODC, The Economist - Đồ họa: N.KH.

Các điểm đến Malaysia, Bangladesh, Lào

Trong khu vực sông Mekong, nhất là Lào, Myanmar và Thái Lan, cấu trúc phân phối methamphetamine từ Tam giác vàng đã có thay đổi. Nguồn ma túy đá phân phối cho Malaysia đang tăng lên.

Năm 2018, số ma túy đá bị tịch thu ở miền nam Thái Lan giáp Malaysia chiếm 1/3, trong khi năm 2013 chỉ 7%. Ngoài ra, các đường dây vận chuyển methamphetamine từ Tam giác vàng đang chuyển dịch sang hướng tây đến Bangladesh.

Nếu năm 2015 Trung Quốc đại lục và đặc khu Hong Kong là hai đầu mối buôn methamphetamine sang Úc thì hai năm sau, Thái Lan và Malaysia đứng thứ hai và thứ ba sau Mỹ.

Lào ngày càng trở thành địa điểm trung chuyển methamphetamine. Số methamphetamine bị tịch thu dọc biên giới Lào - Thái Lan tăng đáng kể. Giữa năm 2016-2018, số viên nén bị tịch thu tăng 75%, từ 5,1 triệu viên lên 21 triệu viên.

Báo cáo của UNODC ghi nhận methamphetamine cũng được phân phối ra ngoài khu vực. Gần đây, vào ngày 8-4, cảnh sát Sydney (Úc) đã bắt giữ 561 gói chứa 585kg ma túy đá trị giá 312 triệu USD.

Tờ khai ghi lò nướng điện nhập khẩu từ Singapore nhưng trong container lại là 11 tủ lạnh giấu các gói ma túy.

Văn phòng liên lạc tình báo khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO RILO-AP) ghi nhận trong 10 đường dây lớn nhất về số lượng ở châu Á - Thái Bình Dương năm 2017 có đường dây buôn methamphetamine từ Việt Nam, Lào, Thái Lan sang Israel.

Tích cực triệt phá, ma túy vẫn nhiều

Số cơ sở điều chế methamphetamine bị triệt phá tiếp tục tăng giữa năm 2008-2015 và đạt đỉnh điểm 526 cơ sở năm 2015, sau đó giảm dần. Con số này năm 2018 đã giảm 75% so với năm 2015.

Nguyên nhân giảm chủ yếu do Trung Quốc triệt phá gần 60% số cơ sở bào chế methamphetamine giữa năm 2015-2017.

Vậy tại sao cơn lốc ma túy đá vẫn tràn vào khu vực? UNODC giải thích số cơ sở bị triệt phá và số ma túy bị tịch thu chỉ là phần nổi vì còn rất nhiều cơ sở sản xuất bí mật chưa bị phát hiện.

Ma túy đá từ Tam giác vàng - Kỳ 6:

TTO - Bọn buôn ma túy cần chuyển tiền để mua tiền chất điều chế ma túy hoặc chuyển lợi nhuận về quê nhà ở châu Á. Vì vậy các trung tâm tài chính như Hong Kong phát huy tác dụng vì gần các đầu mối sản xuất ma túy đá và thị trường ma túy lớn ở châu Á.

HOÀNG DUY LONG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp