21/02/2020 22:00 GMT+7

Ly kỳ vụ án 15 năm đòi Matxcơva bồi thường

HOÀNG DUY LONG
HOÀNG DUY LONG

TTO - Cuộc chiến pháp lý giữa một bên là Nhà nước Nga và một bên là một số doanh nhân Nga cư trú ở nước ngoài đã bỏ vốn đầu tư trong Tập đoàn Yukos ngày trước đến nay đã kéo dài 15 năm và chưa biết khi nào đến hồi kết...

Ly kỳ vụ án 15 năm đòi Matxcơva bồi thường - Ảnh 1.

Tỉ phú Mikhail Khodorkovsky (cựu chủ tịch Tập đoàn Yukos) từng bị kết án về tội trốn thuế năm 2003, sau đó Yukos bị tuyên phá sản - Ảnh: AFP

Liên bang Nga sẽ tiếp tục bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trong vụ Yukos. Bộ Tư pháp Nga đã khẳng định như trên trong thông cáo ban hành ngày 18-2 (giờ địa phương).

Tòa phúc thẩm tại Hà Lan đã phớt lờ sự thật là các cựu cổ đông của Yukos không phải là những nhà đầu tư đáng tin cậy. Họ nắm cổ phần trong công ty này nhờ một số hành vi phi pháp.

Bộ Tư pháp Nga tuyên bố

Yukos là tập đoàn dầu khí tư nhân hàng đầu ở Nga. Tập đoàn này đã bị phá sản năm 2006 và bị giải thể vì nợ nhiều tỉ USD tiền thuế. Sau đó, một số cổ đông chiếm đa số trong Yukos đã đi kiện ở tòa quốc tế với cáo buộc giải thể bất hợp pháp Yukos và không bảo đảm quyền lợi của các cổ đông thuộc tập đoàn.

Ngày 18-2, tòa phúc thẩm Hà Lan đã tuyên hủy phán quyết của tòa sơ thẩm và giữ nguyên phán quyết của Tòa trọng tài thường trực, buộc Nhà nước Nga phải trả 50 tỉ USD tiền bồi thường thiệt hại cho các cổ đông cũ của Tập đoàn Yukos.

Tòa bảo đã ký, tức là phải thực hiện

Phán quyết của tòa phúc thẩm Hà Lan là diễn biến mới nhất trong cuộc chiến pháp lý kéo dài 15 năm nay giữa một bên là Nhà nước Nga và một bên là một số doanh nhân Nga cư trú ở nước ngoài đã bỏ vốn đầu tư trong Tập đoàn Yukos ngày trước.

Có thể hình dung cuộc chiến pháp lý này gồm ba chặng chính. Đầu tiên vào ngày 18-7-2014, sau 9 năm tố tụng, ba trọng tài viên Tòa án trọng tài thường trực tại La Haye (Hà Lan) phán quyết bốn nguyên đơn (trừ tỉ phú Mikhail Khodorkovsky - cựu chủ tịch Tập đoàn Yukos) có quyền được bồi thường vì mất vốn đầu tư trong Tập đoàn Yukos.

Hội đồng trọng tài nhận định Nhà nước Nga phải trả 50 tỉ USD cho các cổ đông của Tập đoàn Yukos vì quyết định giải thể Yukos có lợi cho Tập đoàn nhà nước Rosneft, đơn vị kế thừa tài sản của Yukos. Với phán quyết này, các nguyên đơn có thể yêu cầu quốc tế thu giữ tài sản của Nhà nước Nga.

Về phần mình, Chính phủ Nga cũng đã đệ đơn kháng cáo lên một tòa án địa phương của Hà Lan. Đến tháng 4-2016, tòa sơ thẩm ở La Haye tuyên hủy phán quyết nêu trên với nhận định phán quyết căn cứ Hiệp ước Hiến chương năng lượng năm 1994 (có hiệu lực năm 1998) nhưng Nga lại chưa phê chuẩn hiệp ước này.

Do đó, tòa sơ thẩm nhận định Tòa trọng tài thường trực không có thẩm quyền xét xử vụ này.

Cuối cùng, đến ngày 18-2 vừa qua, trong bản án dài 134 trang, tòa phúc thẩm ở Hà Lan đã tuyên hủy bản án sơ thẩm năm 2016. Trái ngược với tòa sơ thẩm, tòa phúc thẩm nhận định Tòa trọng tài có thẩm quyền xét xử theo Hiệp ước Hiến chương năng lượng.

Ngoài ra, tòa lập luận Nga đã ký Hiệp ước Hiến chương năng lượng năm 1994 tức là Nga phải có nghĩa vụ áp dụng tạm thời, trừ khi hiệp ước xung đột với luật pháp Nga, song tòa cho rằng không có vấn đề xung đột xảy ra.

Nga bảo chưa phê chuẩn hiệp ước

Trong thông cáo ngày 18-2, tức không lâu sau khi nghe phán quyết của tòa phúc thẩm, Bộ Tư pháp Nga đã đưa ra các lập luận sau đây để bác bỏ.

Một là, tòa phúc thẩm Hà Lan đã không lưu ý đến các ý kiến và lập luận của tòa sơ thẩm, trong khi chưa có sự đồng ý rõ ràng và dứt khoát của Nga đối với phán quyết của Tòa trọng tài thường trực.

Hai là, tòa phúc thẩm không tính đến việc các cổ đông cũ của Tập đoàn Yukos đã vận dụng trái pháp luật cơ chế của Hiệp ước Hiến chương năng lượng năm 1994. Bộ Tư pháp nhấn mạnh hiệp ước này vẫn chưa được Nga phê chuẩn.

Ba là, tòa phúc thẩm Hà Lan đã bỏ qua thực tế rằng các cổ đông cũ của Tập đoàn Yukos không phải là các nhà đầu tư nước ngoài trung thực. Họ đã kiểm soát Yukos thông qua nhiều hành vi bất hợp pháp, trong đó có hành vi hối lộ các quan chức.

Trong quá trình quản lý Tập đoàn Yukos, các cổ đông chiếm đa số trước đây đã để xảy ra tình trạng trốn thuế hàng loạt, chuyển tài sản trái phép ra nước ngoài, rửa tiền và nhiều hành động phi pháp khác.

Cuối cùng, Bộ Tư pháp nhấn mạnh Nga sẽ tiếp tục bảo vệ các lợi ích hợp pháp của Nga và sẽ kháng cáo lên tòa án tối cao Hà Lan.

Yukos từng là hãng dầu khí lớn nhất của Nga, đã phá sản vào năm 2006 sau khi lãnh đạo của tập đoàn này là tỉ phú Mikhail Khodorkovsky bị bắt năm 2003 với cáo buộc trốn thuế, lừa đảo và tham ô.

Khodorkovsky từng là người giàu nhất nước Nga trước khi bị bắt, với tài sản được tạp chí Forbes đánh giá lên đến 15 tỉ USD và xếp hạng thứ 15 các tỉ phú giàu nhất thế giới. Khodorkovsky khởi đầu sự nghiệp bằng Ngân hàng Menatep, sau đó mua Công ty phân bón Apatit tại cuộc đấu giá năm 1994, rồi mua tiếp Tập đoàn dầu khí Yukos đang làm ăn thất bát khi đó với giá 350 triệu USD cùng khoản nợ 2 tỉ USD.

Ông trùm Yukos lãnh thêm án mới Ông trùm Yukos lãnh thêm án mới

TT - Ngày 27-12, Tòa án Matxcơva ra phán quyết khẳng định cựu tỉ phú giàu nhất nước Nga Mikhail Khodorkovsky và đồng phạm Platon Lebedev đã phạm tội đánh cắp lượng dầu trị giá hàng chục tỉ USD và rửa tiền.

HOÀNG DUY LONG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp