27/04/2023 13:23 GMT+7

‘Ly hôn giấc ngủ’ là gì?

Khó ngủ vì những khác biệt trong nếp ngủ của vợ hay chồng không phải chuyện hiếm gặp và đôi khi nó trở thành một việc phải chịu đựng với nhiều người, nếu họ ngại ngần chia sẻ về trục trặc trong giấc ngủ với nhau.

‘Ly hôn giấc ngủ’ là gì? - Ảnh 1.

Bà Flynn-Evans lưu ý việc ngủ riêng không nên được coi là giải pháp khi một trong hai vợ chồng gặp vấn đề với giấc ngủ - Ảnh: GETTY IMAGES

Trước tiên cần phải khẳng định là các chuyên gia sức khỏe không mong muốn ý tưởng "ly hôn giấc ngủ" trở thành xu thế hay giải pháp, cho những người bị khó ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ do các vấn đề gặp phải khi ngủ chung với vợ/chồng họ.

Tuy nhiên đây là một thực tế nhiều người trải qua. Một ví dụ cho điều đó là những thảo luận về ý tưởng "ly hôn giấc ngủ", có nghĩa vợ chồng ngủ riêng, thu hút rất nhiều tương tác trên mạng xã hội.

Chẳng hạn, mã chủ đề #sleepdivorce (ly hôn giấc ngủ) trên TikTok đã thu hút hơn 355.000 lượt xem và các chuyên gia về giấc ngủ cho rằng với một số trường hợp, việc này có thể có ích.

"Với một số người, việc ngủ riêng có những lợi ích nhất định", tiến sĩ Erin Flynn-Evans, cố vấn của Viện Y học giấc ngủ Mỹ, nói.

"Các nghiên cứu đã chỉ ra khi một người bị rối loạn giấc ngủ họ có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới người ngủ chung với họ. Chẳng hạn một người thường sẽ tỉnh giấc luôn khi người ngủ chung bị mất ngủ. 

Hoặc khi hai người ngủ chung khác nhau về nhịp sinh học, kiểu như một người là "cú đêm" còn người kia là "họa mi buổi sáng", khoảng thời gian ngủ ưa thích của họ có thể ảnh hưởng tiêu cực tới người còn lại", chuyên gia này giải thích thêm.

Ngoài ra, theo tiến sĩ Flynn-Evans, việc ngủ chung với bạn đời có thể giúp bạn phát hiện ra những trục trặc trong giấc ngủ mà bản thân người đó không biết. Các bác sĩ trị liệu về giấc ngủ vẫn thường hỏi thêm thông tin từ những người ngủ cùng để tìm hiểu tình trạng của một người bị rối loạn giấc ngủ.

"Chẳng hạn, một người có thể nói do bạn đời của họ ngáy quá to nên họ phải tìm cách trị chứng mất ngủ của mình", bà Flynn-Evans nói.

Tiến sĩ Daniel Shade, chuyên gia về giấc ngủ thuộc Mạng lưới y tế Allegheny, tháng trước cũng đã chia sẻ quan điểm về vấn đề này với Đài CBS (Mỹ). Lời khuyên của ông là các cặp vợ chồng nên thành thực chia sẻ với nhau để biết chính xác có trục trặc nào trong khi ngủ chung.

"Bạn ngáy và trở mình liên tục khi ngủ, điều đó làm phiền vợ/chồng, hoặc bạn dậy sớm lúc 4h sáng để đi làm, hay bạn phải vào nhà vệ sinh nhiều lần trong đêm, điều đó có thể gây rối loạn", ông Shade nói.

Chuyên gia này cũng nhắc thêm về một số thói quen khác biệt của mỗi người khi ngủ như có người thích ngủ trong ánh sáng, người thích xem tivi trong đêm, người thích nằm nhiệt độ cao/thấp khác nhau…

Tuy nhiên, ông Shade nhấn mạnh nếu không có bất cứ vấn đề gì thì ngủ chung giường đương nhiên sẽ vẫn tốt hơn, vì khi đó cơ thể chúng ta sẽ tiết ra oxytocin và một số hóa chất khác vẫn được gọi là "hormone yêu thương", rất tốt cho cơ thể.

Bà Flynn-Evans lưu ý việc ngủ riêng không nên được coi là giải pháp khi một trong hai vợ chồng gặp vấn đề với giấc ngủ.

"Các cặp vợ chồng luôn cần tìm giải pháp trị liệu từ một chuyên gia để hiểu rõ về các rối loạn giấc ngủ. Đây là cách duy nhất để đảm bảo cả hai cùng có được giấc ngủ ngon nhất, bất kể việc họ sẽ ngủ chung hay riêng", bà nói.

Có đến 30-40% dân số rối loạn giấc ngủ, bạn ngủ không ngon vì sao?Có đến 30-40% dân số rối loạn giấc ngủ, bạn ngủ không ngon vì sao?

Ước tính có đến 30-40% dân số gặp vấn đề về giấc ngủ. Không chỉ người già khó ngủ, bạn trẻ hiện đại cũng rối loạn nhịp thức ngủ khi ngủ rất muộn và khó khăn khi dậy sớm, hoặc khó vào giấc ngủ, hay tỉnh dậy giữa đêm, khó ngủ lại...

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp