10/11/2023 14:30 GMT+7

Lưu học sinh nước ngoài thi Hùng biện tiếng Việt

Lưu học sinh các nước đang học tập tại Việt Nam mặc áo dài, áo bà ba, đeo khăn rằn, ca hát, đọc thơ… tại cuộc thi Hùng biện tiếng Việt.

Lưu học sinh Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM với phần thi 'Các điệu lý của ba miền Việt Nam' giành giải nhất tại cuộc thi Hùng biện tiếng Việt khu vực miền Nam

Lưu học sinh Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM với phần thi 'Các điệu lý của ba miền Việt Nam' giành giải nhất tại cuộc thi Hùng biện tiếng Việt khu vực miền Nam

Sáng 10-11, cuộc thi Hùng biện tiếng Việt (vòng sơ khảo khu vực miền Nam) dành cho lưu học sinh nước ngoài tại Việt Nam năm 2023, diễn ra tại Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM.

Lưu học sinh 13 trường khu vực phía Nam tranh tài

Với chủ đề "Việt Nam trong tôi", các lưu học sinh đã trình bày những hiểu biết về đất nước, con người, văn hóa, những kỷ niệm sâu sắc về cuộc sống, học tập tại Việt Nam, về tình đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam với đất nước của lưu học sinh.

Tại vòng sơ khảo khu vực miền Nam, 13 đội đại diện cho lưu học sinh đang học tập tại các cơ sở đào tạo thuộc các tỉnh, thành khu vực miền Nam tham gia tranh tài.

Ông Phạm Quang Hưng - cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo - phát biểu: "Được phát động vào tháng 8-2023, cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng của 63 cơ sở đào tạo có lưu học sinh nước ngoài theo học, với sự đa dạng về quốc tịch đăng ký tham gia.

Lưu học sinh nước ngoài mặc áo dài, áo bà ba thi Hùng biện tiếng Việt

Khu vực phía Nam có trên 4.000 lưu học sinh nước ngoài học tập tại khoảng 50 cơ sở đào tạo, chưa bao gồm hàng ngàn sinh viên nước ngoài đến tham gia theo các chương trình học tập, trao đổi ngắn hạn. 

Trong đó đông nhất là lưu học sinh đến từ các nước Lào, Campuchia và Hàn Quốc, bên cạnh đó các cơ sở giáo dục tại miền Nam cũng thu hút nhiều sinh viên nước ngoài đến từ trên 60 quốc gia khác nhau ở khắp 5 châu".

15 năm học để nói tiếng Việt như người bản địa

Gây ấn tượng tại cuộc, thí sinh Lee Ah Nam được khán giả đánh giá là phát âm và nói chuyện 'sành sỏi' như người địa phương. Nhóm của bạn cũng đoạt giải nhất với phần thi 'Các điệu lý của ba miền Việt Nam'. 

Bạn Lee Ah Nam (sinh viên năm 4, khoa Việt Nam học, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM) chia sẻ: "Tôi cùng các bạn luyện tập trong 2 tháng để tham gia dự thi. Tôi đã học tiếng Việt được 15 năm để có thể nói chuyện như người bản địa. Khác với ngôn ngữ mẹ đẻ tiếng Hàn, tiếng Việt có thanh dấu, lúc lên cao hay xuống thấp thì hơi khó".

Heng Sotheara (sinh viên năm ba ngành công nghệ thực phẩm, Trường đại học An Giang - Đại học Quốc gia TP.HCM) bộc bạch: "Nhóm chúng tôi luyện tập trong 1 tuần, năm nay là lần đầu tiên thi nên sẽ rút kinh nghiệm để năm sau thi lại. Ban đầu đi du học tôi có 2 lựa chọn Trung Quốc và Việt Nam, nhưng tôi chọn Việt Nam vì muốn biết tiếng Việt và văn hóa nơi đây". 

Vòng chung kết toàn quốc dự kiến diễn ra tại Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM vào ngày 1-12, với sự tham gia của 12 đội thi xuất sắc được lựa chọn từ 3 cụm thi. 

Đại diện 4 đội khu vực miền Nam vào chung kết: Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM, Trường đại học Sư phạm TP.HCM, Trường đại học Cửu Long, Trường đại học Kiên Giang.

Lưu học sinh nước Lào đang học tại Trường đại học Cửu Long mặc áo bà ba nói về mùa nước nổi miền Tây

Lưu học sinh nước Lào đang học tại Trường đại học Cửu Long mặc áo bà ba nói về mùa nước nổi miền Tây

Lưu học sinh nước Pháp, Lào, Hàn Quốc đang học tập tại Trường đại học Sư phạm TP.HCM diện áo dài thi Hùng biện tiếng Việt

Lưu học sinh nước Pháp, Lào, Hàn Quốc đang học tập tại Trường đại học Sư phạm TP.HCM diện áo dài thi Hùng biện tiếng Việt

Thêm 95 lưu học sinh Lào được đào tạo đại họcThêm 95 lưu học sinh Lào được đào tạo đại học

TTO - Nằm trong chương trình ký kết hiệp định giữa 2 chính phủ VN và Cộng hoà DCND Lào, chiều nay, 17-11, Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) đã khai giảng khóa đào tạo cho 95 lưu học sinh (HS) thuộc 4 tỉnh nam Lào gồm SêKông, Champasak, Salavan và Savannakher.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp