10/07/2018 16:35 GMT+7

'Lương tối thiểu vùng năm 2019 tăng 5-6% là hợp lý'

ĐỨC BÌNH
ĐỨC BÌNH

TTO - Người từng làm chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia cho rằng mức tăng lương tối thiểu vùng 5-6% cho năm 2019 là hài hòa, vừa bảo đảm tiền lương thực tế và có cải thiện chút ít đời sống cho người lao động.

Lương tối thiểu vùng năm 2019 tăng 5-6% là hợp lý - Ảnh 1.

Ông Phạm Minh Huân - nguyên thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, nguyên chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia - Ảnh: Đ.BÌNH

Kết thúc phiên họp thứ nhất của Hội đồng tiền lương quốc gia chiều 9-7, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam giữ quan điểm lương tối thiểu (LTT) vùng năm 2019 cần tăng 8%, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng khăng khăng quan điểm không nên tăng.

Bày tỏ quan điểm của mình với Tuổi Trẻ Online, ông Phạm Minh Huân - nguyên thứ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội (Bộ LĐ-TB&XH), nguyên chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia - dự báo mức tăng LTT vùng năm 2019 khoảng 5-6% (khoảng 150.000 đồng - 200.000đồng/tháng).

Lương tối thiểu vùng 2019 tăng 5-6% là hài hòa, vừa bảo đảm tiền lương thực tế và có cải thiện chút ít đời sống cho người lao động. Chi phí của doanh nghiệp tất nhiên sẽ tăng lên nhưng vì người lao động, doanh nghiệp nên cân nhắc.

Ông Phạm Minh Huân

* Thời gian qua có một số cuộc đình công mà hầu hết lý do đều liên quan đến chính sách tiền lương. Theo ông, đâu là những "điểm nóng" của vấn đề tiền lương hiện nay?

- Xét tổng thể các cuộc tranh chấp, đình công xảy ra thời gian vừa qua thì trên 80% nguyên nhân xuất phát từ vấn đề tiền lương (như LTT, thang lương, bảng lương, phụ cấp lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền thưởng hoặc có liên quan đến tiền lương như định mức lao động, hình thức trả lương, nâng bậc lương, tạm ứng, khấu trừ tiền lương…)

Vấn đề tiền lương ở doanh nghiệp hiện nay về mặt hình thức, theo pháp luật quy định, là việc của doanh nghiệp và do doanh nghiệp quyết định trên cơ sở thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động hoặc đại diện của người lao động, tùy từng việc cụ thể.

Về bản chất, do tiền lương là chi phí đầu vào, ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp nên người sử dụng lao động luôn quan tâm để tổng chi phí này không tăng hoặc tăng chậm. Thậm chí khi sản xuất, kinh doanh khó khăn thì phải giảm chi phí này xuống.

Đối với người lao động thì tiền lương, thu nhập là để trang trải cuộc sống nên mong muốn nó tăng lên.

Mong muốn của hai bên về vấn đề này luôn ngược nhau, do đó có cơ chế thương lượng tiền lương giữa hai bên để tìm ra điểm mà cả hai có thể chấp nhận được. Rất tiếc cơ chế này hiện mới dừng trên quy định tại các văn bản, còn thực tế rất ít nơi thực hiện được.

Nguyên nhân của vấn đề này có nhiều và thuộc cả hai bên, nếu khắc phục để việc thương lượng có kết quả thì quan hệ lao động sẽ hài hòa và tranh chấp lao động, đình công sẽ giảm.

* Tăng LTT vùng thì mức đóng bảo hiểm xã hội cũng sẽ tăng, đồng nghĩa với tăng áp lực đóng BHXH của doanh nghiệp?

- Trên thực tế việc tăng LTT vùng, việc quy định bậc lương theo thâm niên với khoảng cách không thấp hơn 5% và việc đóng BHXH trên tổng thu nhập theo Luật BHXH 2014 đang đẩy nhiều doanh nghiệp trước những thách thức không dễ vượt qua, nhất là những doanh nghiệp sản xuất hàng gia công, sử dụng nhiều lao động. 

Những phản ánh của doanh nghiệp, thậm chí có thể dùng từ "kêu cứu" của doanh nghiệp khó khăn, rất tiếc đến nay chưa có giải pháp cụ thể gì giúp họ cả, tôi không rõ cơ quan nghiên cứu, quản lý có trăn trở trước những khó khăn, bức xúc của doanh nghiệp để tìm ra giải pháp cụ thể thiết thực giúp doanh nghiệp không.

* LTT vùng tăng đều mỗi năm đang buộc các doanh nghiệp cân nhắc lại việc đầu tư, mở rộng sản xuất. Thậm chí các doanh nghiệp nước ngoài có thể rời Việt Nam đến các nước có giá nhân công rẻ hơn, chính sách về BHXH, lao động "thông thoáng" hơn, ông nhận định thế nào về nguy cơ này?

- Đây là một thực tế, khi chúng ta có lợi thế thì nhà đầu tư tìm đến để khai thác, tận dụng lợi thế đó. Khi lợi thế giảm dần thì họ phải khắc phục bằng cách đưa máy móc, thiết bị để thay thế lao động, hoặc tìm đến nơi khác có lợi thế hơn. 

Bài toán hiệu quả đầu tư thì cả thế giới là giống nhau, trừ những việc đầu tư vì mục tiêu khác. Điều chúng ta cần tính đến khi họ không mở rộng hoặc thậm chí giảm hay rút khỏi Việt Nam là những hệ lụy gì, giải pháp khắc phục ra sao để đỡ bị động, lúng túng.

quote luong02

Quan điểm giữa cơ quan bảo vệ quyền lợi người lao động và cơ quan bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp đưa ra tại phiên hợp thứ nhất gần như trái ngược nên phiên họp này đã không thể tìm được tiếng nói chung.

Ông Mai Đức Chính - phó chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam - khẳng định "không thể không tăng LTT vùng trong năm 2019".

Một khảo sát của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đối với khoảng 30.000 người lao động ở gần 150 doanh nghiệp khắp cả nước cho thấy thu nhập hiện nay của người lao động (không kể ăn ca) trung bình là gần 5.530.000 đồng/tháng, tăng 1,4% so với năm 2017.

Đa số người lao động cho biết thu nhập cơ bản chỉ đủ trang trải chi phí hằng ngày, đời sống gặp nhiều khó khăn.

"Kết quả khảo sát cũng cho biết về tiền lương và thu nhập thì chỉ 17,2% người lao động hài lòng, 65,7% tạm hài lòng và 17,1% không hài lòng", ông Chính cho biết.

Ông Hoàng Quang Phòng - phó chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) - thì cho rằng: "Khu vực công 10 năm mới chỉ tăng lương 3 lần, nhưng khu vực doanh nghiệp lại tăng liên tục trong các năm qua, hiện LLT vùng đã dần tiệm cận, đáp ứng được hơn 90% mức sống tối thiểu".

Ông Phòng cũng cũng lưu ý trong đề xuất mức tăng LLT, cần xem xét một số thông tin cho phù hợp thực tế: "Khi tính toán mức sống sống tối thiểu của đối tượng được điều chỉnh tăng lương, cần bóc tách rõ. Không phải mọi người lao động từ 18 tới dưới 30 tuổi đều lập gia đình. Sẽ có những người sau độ tuổi đó mới lập gia đình".

VCCI đề nghị giữ nguyên LTT vùng của năm 2018, cụ thể: vùng I vẫn là 3,98 triệu đồng/tháng, vùng II là 3,53 triệu đồng/tháng, vùng III là 3,09 triệu đồng/tháng, và vùng IV là 2,76 triệu đồng/tháng.

Chính phủ luôn đặt mục tiêu cải thiện đời sống người lao động và cũng muốn nâng cao năng lực của doanh nghiệp. Vì thế không thể hi sinh quyền lợi người lao động cho doanh nghiệp và ngược lại. Lương tối thiểu vùng năm 2019 sẽ tăng, nhưng khó thể bằng năm ngoái (6,5%).

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia Doãn Mậu Diệp

Tổng liên đoàn Lao động đề xuất lương tối thiểu vùng 2019 tăng 8

TTO - Phiên họp (kín) thứ nhất của Hội đồng tiền lương quốc gia đang diễn ra chiều nay 9-7, bàn phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2019. Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất mức tăng 8%.

ĐỨC BÌNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp