Ca sĩ Sơn Tùng (trái) và Thu Minh (phải) đăng status trên mạng xã hội phản đối đường lưỡi bò ngày 13-7 - Ảnh chụp màn hình. |
PCA ra phán quyết không chỉ bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý, mơ hồ, vô căn cứ của Trung Quốc ở Biển Đông, mà quan trọng hơn nữa tòa đã kết luận không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu sách “quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong đường chín đoạn.
Nói cách khác, tòa đã làm rất rõ về “quyền lịch sử” đối với “tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong đường chín đoạn”, chứ không phải “chủ quyền lịch sử” với các thực thể đảo, đá, bãi cạn lúc nổi lúc chìm bên trong đường chín đoạn như cách giải thích của Trung Quốc. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Một là thể hiện rõ tính đúng đắn và hợp pháp của phán quyết vì phán quyết này là việc ứng dụng, giải thích UNCLOS 1982 chứ không liên quan đến “chủ quyền/lãnh thổ” và phân định biển, nên Trung Quốc không thể bác bỏ.
Hai là bác bỏ “quyền lịch sử” với các tài nguyên biển bên trong đường chín đoạn, hoàn toàn phù hợp với quy định của UNCLOS 1982.
Như vậy, có thể thấy rằng về cơ bản “cái lưỡi bò” đã bị “cắt” một cách chuẩn xác bằng “lưỡi dao pháp lý” được Công ước của Liên hiệp Quốc về Luật biển 1982 “luyện rèn nên”.
Tuy nhiên, nên nhớ rằng trong Biển Đông vẫn còn tồn tại những tranh chấp khác nữa, còn phức tạp hơn nhiều; đòi hỏi các bên liên quan cần có thiện chí để đàm phán giải quyết một cách hòa bình: đó là tranh chấp quyền thụ đắc lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa; tranh chấp phân định ranh giới các vùng chồng lấn; tranh chấp về quyền tự do hàng hải, hàng không; về bảo vệ môi trường...
Ông TRẦN CÔNG TRỤC (nguyên trưởng Ban Biên giới Chính phủ)
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận