“Có đến một nửa số DNNVV thất bại trong 3-5 năm đầu tiên nhưng chỉ cần 3-4% doanh nghiệp tăng trưởng, vượt qua cửa ải khó khăn ban đầu có thể đóng góp đến 50% việc làm” - bà Rosana Mirkovic nói. Theo bà Rosana Mirkovic, các chính sách hỗ trợ này cần có sự phối hợp chặt chẽ như cơ quan quản lý về chính sách tài chính, lao động...
Các chính sách hỗ trợ này sau khi triển khai cần được một tổ chức trung gian, độc lập báo cáo đánh giá hiệu quả và tác động.
Đại diện Bộ Kế hoạch - đầu tư thừa nhận thời gian qua nhận thức về việc hỗ trợ DNNVV vẫn chưa có, công tác hỗ trợ nhóm DNNVV còn mang tính phân tán, chưa có sản phẩm hỗ trợ đặc thù và chưa được lồng ghép trong những chương trình công tác chung của cơ quan quản lý, dẫn đến tỉ lệ doanh nghiệp được thụ hưởng còn hạn chế.
Trong mục tiêu phát triển DNNVV đến năm 2015, tổng số doanh nghiệp hoạt động là 600.000 doanh nghiệp, đóng góp 40% GDP, chiếm đến 35% tổng đầu tư toàn xã hội...
Theo giám đốc Trung tâm Hỗ trợ DNNVV (VCCI) Phạm Thị Thu Hằng, một trong những giải pháp hiện nay giúp các doanh nghiệp thoát khỏi khó khăn là nâng cao năng lực tiếp cận thị trường, nhưng đây cũng là điểm yếu của hầu hết doanh nghiệp VN.
Điển hình số doanh nghiệp VN tham gia xuất khẩu (mở rộng thị trường) sau khi VN gia nhập WTO không tăng, thậm chí xét về giá trị tuyệt đối còn giảm từ 6,8% năm 2004 còn 2,5% năm 2010, số doanh nghiệp chưa biết cách sử dụng Internet, website... để tiếp cận thông tin thị trường cũng như quảng bá sản phẩm lại tăng thêm.
Bà Hằng cho biết trong các cuộc khảo sát gần đây của VCCI, các doanh nghiệp chia sẻ cảm nhận về điều kiện kinh doanh khá khó khăn, thị trường đang ở xu thế sức mua giảm, giá thành sản xuất cao...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận