Nghiên cứu mới đưa ra kết luận này dựa trên mức đỉnh của đề kháng với insulin ở tuổi thiếu niên giảm đáng kể nhờ những hoạt động thể lực.
Các nhà nghiên cứu về hoạt động thể chất và sức khỏe thuộc Trường ĐH Exeter (Anh) đã theo dõi trên 300 trẻ được cho kiểm tra mức độ đề kháng với insulin mỗi năm từ lúc 9 tuổi đến khi được 16 tuổi.
Họ nhận thấy mức đề kháng với insulin tăng lên đáng kể từ 9 tuổi và đạt đỉnh lúc 13 tuổi, sau đó giảm dần ở lứa tuổi 16. Mức đề kháng đỉnh này có thể giảm 17% ở những trẻ có hoạt động thể chất nhiều khi so với những trẻ lười vận động.
Theo các nhà nghiên cứu, việc giảm được đỉnh đề kháng có thể làm giảm nhu cầu sản xuất insulin của các tế bào trong giai đoạn quan trọng này, nhờ đó có thể “bảo tồn” được chức năng của các tế bào sản xuất insulin khi về già.
Dựa vào kết quả này, các nhà nghiên cứu hi vọng có thể giúp họ tìm kiếm thêm phương pháp điều trị tình trạng kháng insulin ở trẻ em.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận