03/01/2020 21:28 GMT+7

Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran khét tiếng cỡ nào?

HOÀNG DUY LONG
HOÀNG DUY LONG

TTO - Sau cái chết của tướng Qasem Soleimani, lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo của Iran đã kêu gọi trả thù, từ đó làm dấy lên lo ngại leo thang quân sự bùng nổ.

Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran khét tiếng cỡ nào? - Ảnh 1.

Đơn vị hải quân của lực lượng Pasdaran - Ảnh: AFP

Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo ở Iran còn được gọi là Pasdaran, được xem là cánh tay phải của lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei. Lực lượng này gồm các tay súng tuyển chọn đã từng trấn áp nhiều cuộc biểu tình và giữ vai trò chính trong nhiều xung đột.

Quyền lực của Pasdaran về chính trị

Tháng 5-1979, lãnh tụ tối cao Ruhollah Khomeini - người sáng lập Cộng hòa Hồi giáo Iran - đã thành lập Pasdaran hoạt động song song với quân đội chính quy do nghi ngờ quân đội âm mưu đảo chính.

Quân đội thường trực Iran làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới và trật tự trị an trong nước, còn nhiệm vụ của lực lượng Pasdaran là bảo vệ chế độ và "bảo vệ lợi ích cách mạng bằng cách chiến đấu chống thù trong giặc ngoài".

Pasdaran được đặt theo quyền chỉ huy trực tiếp của lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei.

Pasdaran hiện có khoảng 125.000 quân bao gồm ba binh chủng bộ binh, không quân và hải quân. Pasdaran còn có đơn vị tình báo riêng.

Với quy chế đặc biệt như thế, Pasdaran sẵn sàng sử dụng vũ lực trấn áp mọi ý đồ chống đối chế độ.

Thật ra vai trò của Pasdaran không chỉ giới hạn ở vị thế một đội quân tinh nhuệ mà còn can thiệp vào các lĩnh vực chính trị và kinh tế của Iran và thậm chí vượt ra ngoài biên giới Iran.

Nhiều thành viên Pasdaran giữ các vị trí chủ chốt trong các bộ, chính quyền và trong Quốc hội Iran (Majlis). Cựu tổng thống Mahmoud Ahmadinejad (từ năm 2005-2013) từng là thành viên Pasdaran.

Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran khét tiếng cỡ nào? - Ảnh 2.

Lực lượng đặc nhiệm Quds trực thuộc Pasdaran - Ảnh: PINTEREST

Quân đội làm kinh tế và xuất khẩu tư tưởng

Về kinh tế, Pasdaran sở hữu tài sản khổng lồ trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt thông qua Công ty cổ phần Khatam al-Anbia được thành lập sau chiến tranh chống Iraq (năm 1988), Pasdaran đã giành được hàng trăm hợp đồng mỗi năm.

Theo Quỹ Nghiên cứu về Trung Đông (Pháp), Pasdaran đang kiểm soát không dưới 60% nền kinh tế Iran thông qua các sân bay, công ty viễn thông, dầu mỏ, ngành công nghiệp nông sản thực phẩm, dược phẩm.

Ngoài ra, Pasdaran còn nhắm đến mục tiêu xuất khẩu hệ tư tưởng cách mạng Hồi giáo ra thế giới. Chính vì thế, lực lượng đặc nhiệm Quds trực thuộc Pasdaran được thành lập hoạt động bên ngoài Iran.

Người chỉ huy lực lượng Quds chính là tướng tư lệnh Qasem Soleimani đã bị Mỹ không kích thiệt mạng hôm 3-1-2020.

Các tay súng lực lượng Quds chiến đấu ở Syria bảo vệ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad, tại Iraq hoặc tại Libăng thông qua lực lượng Hezbollah.

Lực lượng Quds được trang bị đủ mọi phương tiện cần thiết và liên quan đến nhiều vụ tấn công đẫm máu.

Ngày 8-4-2019, Mỹ đã đưa lực lượng Pasdaran vào danh sách các tổ chức khủng bố.

Mỹ tuyên bố Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran là khủng bố Mỹ tuyên bố Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran là khủng bố

TTO - Trong một động thái có thể gây nhiều căng thẳng ở Trung Đông, Tổng thống Mỹ chính thức thông báo Washington xem lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) là một tổ chức khủng bố nước ngoài.

HOÀNG DUY LONG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp