12/05/2008 08:19 GMT+7

Lục bình dày đặc cản mũi ghe xuồng

THANH XUÂN
THANH XUÂN

TT - Vài tháng nay nhiều tuyến kênh huyết mạch ở tỉnh Hậu Giang bị tắc nghẽn. Lục bình từ khắp nơi đổ về kết tụ, sinh sôi nảy nở nhanh chóng, cản trở dòng chảy khiến việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân gặp khó khăn.

gHgtqixR.jpgPhóng to
Ghe len lỏi qua các đám lục bình dày đặc - Ảnh: Thanh Xuân
TT - Vài tháng nay nhiều tuyến kênh huyết mạch ở tỉnh Hậu Giang bị tắc nghẽn. Lục bình từ khắp nơi đổ về kết tụ, sinh sôi nảy nở nhanh chóng, cản trở dòng chảy khiến việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân gặp khó khăn.

Đi dọc tuyến kênh Kinh Cùng cặp quốc lộ 61, từ thị trấn Kinh Cùng đến gần khu vực UBND xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, đâu đâu cũng thấy lục bình kết thành khối mọc dày đặc chiếm trọn lòng kênh trải dài hút tầm mắt. Dưới kênh, nhiều ghe xuồng "bò” ì ạch như đang bị mắc cạn dù đã chạy hết công suất. Nhiều ghe chết máy giữa dòng do chân vịt vướng phải rễ lục bình và đủ thứ rác rưởi.

"Trước đây lòng kênh thông thoáng, một lít xăng tui chạy được 5km, còn bây giờ lục bình dày đặc chạy chưa đầy 2km đã hết sạch" - ông Hồng Ngọc Hòa, người chuyên mua bán phế liệu trên tuyến kênh Kinh Cùng, nói. Ông Hòa nói trung bình mỗi ngày mất khoảng bốn giờ luồn lách khỏi các đám lục bình "dày như cơm cháy" nên việc buôn bán gặp nhiều trở ngại.

Giá lúa giảm

Ông Nguyễn Ngọc Lượm, ngụ xã Hòa An, bức xúc trước đây lục bình chưa "làm ổ" dưới sông dày đặc như bây giờ, đến mùa thu hoạch lúa thương lái mang ghe ra vào tấp nập, nông dân bán được giá. Còn giờ ngồi ngóng dài cổ cũng chẳng thấy ai tìm đến vì bị lục bình cản mũi. Đến khi họ đồng ý mua thì luôn ép giá nông dân để bù lỗ chi phí vận chuyển, trung bình mỗi ký lúa giảm từ 300-400 đồng.

Còn ông Út Thảo, nhà ở dọc tuyến kênh ấp 11, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, than: "Hàng trăm giạ lúa gia đình tui vừa thu hoạch xong nhưng nay phải mướn người đẩy xe đem bán". Dưới kênh, hai chiếc xuồng trị giá gần 10 triệu đồng của ông Thảo thường dùng để chở lúa, phân bón nay phải nằm bờ vì lục bình chiếm trọn cả lòng kênh. Hàng trăm gia đình khác cũng lâm vào cảnh tương tự như ông Thảo.

Tại kênh Nàng Mau 2 (đoạn qua quốc lộ 61), do lục bình kết tụ lâu ngày và sinh sôi nảy nở nhanh nên trải dài trên 5km kênh đều bao phủ bởi mảng xanh lục bình. Hàng chục ghe xuồng làm kế sinh nhai của người dân nay phải nằm bờ vì bị bít lối đi. Bà Nguyễn Thị Chìa, ngụ xã Long Bình, huyện Long Mỹ, than: "Bây giờ muốn mang lúa về nhà phải thuê xe tải hoặc xe máy quá tốn kém nên tui phải bán lúa ướt tại đồng với giá rẻ”.

Diệt bằng thuốc độc

Tại Hậu Giang, dù các địa phương không cho tùy tiện sử dụng thuốc hóa học để diệt lục bình nhưng nhiều người dân vẫn mua loại thuốc diệt cỏ; không ít người còn mua cả loại thuốc khai hoang bán ngoài thị trường để diệt lục bình cho lẹ.

Cầm chai thuốc diệt cỏ, một người dân tại rạch Xẻo Trâm, xã Long Bình cười khà khà, nói giọng tâm đắc: "Dùng thuốc này diệt lục bình là số 1. Nếu xịt lúc nắng gắt chỉ sau một ngày là lục bình xụi đọt chết ráo trọi". Ông này còn nói nếu kết hợp với thuốc khai hoang sẽ diệt lục bình hiệu quả hơn.

Ông Phạm Hoàng Hai, phó chủ tịch UBND xã Hòa An, cho biết: "Từ đầu năm đến nay xã đã mở hai cuộc vận động người dân đồng loạt vớt lục bình, nhưng khi vớt xong thì vài ngày sau lục bình theo nước lớn từ nơi khác tràn vào".

Ông Hai nói chủ trương của xã không cho phép người dân dùng thuốc diệt cỏ để diệt lục bình, vì sẽ làm ô nhiễm nguồn nước và môi trường nhưng do ý thức chưa cao nên một số người dân vẫn lén lút sử dụng.

Đang chấn chỉnh

Ông Nguyễn Văn Năm - phó giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Hậu Giang - cho biết từ tháng 2-5 là vào mùa dỡ chà, tập trung tại những nơi đầu nguồn thuộc xã Long Bình, Long Trị (huyện Long Mỹ) và dọc tuyến kênh Lái Hiếu (huyện Phụng Hiệp). Sau khi dỡ chà, người dân thường không thu gom lục bình kết tụ lâu ngày lên bờ mà thả trôi sông nên chúng theo nước lớn trôi dạt vào các tuyến kênh ngày càng nhiều gây ách tắc giao thông.

Ông Năm nói sở đã nhiều lần yêu cầu chính quyền các xã vận động, buộc người dân tháo dỡ các ụ chà vi phạm hành lang an toàn giao thông đường thủy, nhưng tình trạng trên vẫn diễn ra thường xuyên và có phần tự phát. "Chúng tôi vừa chỉ đạo đoàn thanh tra liên ngành sở kết hợp với từng địa phương kiểm tra chấn chỉnh tình trạng trên và sẽ có báo cáo cụ thể".

Ông Năm cho rằng các địa phương phải kiểm soát chặt chẽ không để người dân tự ý dùng thuốc diệt cỏ, thuốc khai hoang diệt lục bình.

THANH XUÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp