19/03/2024 19:52 GMT+7

Luật sư đề nghị xem xét lại tội tham ô của bà Trương Mỹ Lan

Bị viện kiểm sát đề nghị đến mức án tử hình, bị cáo Trương Mỹ Lan được luật sư Phan Trung Hoài nêu quan điểm cần phải xem xét lại tội danh tham ô tài sản của thân chủ.

Luật sư Phan Trung Hoài là 1 trong 4 luật sư bào chữa cho bà Trương Mỹ Lan - Ảnh: HỮU HẠNH

Luật sư Phan Trung Hoài là 1 trong 4 luật sư bào chữa cho bà Trương Mỹ Lan - Ảnh: HỮU HẠNH

Chiều 19-3, luật sư Phan Trung Hoài (bào chữa cho bà Trương Mỹ Lan) bắt đầu phần bào chữa cho bà Lan.
Theo đó, ông Hoài đề nghị hội đồng xét xử thận trọng xem xét lại việc quy buộc tội danh tham ô tài sản, bị tách ra thành tội danh độc lập vì về bản chất và hành vi của bà Lan được xác định kéo dài xuyên suốt trong 10 năm.

Đề nghị xem xét lại nguyên nhân bà Trương Mỹ Lan tham gia SCB

Luật sư Phan Trung Hoài đề nghị hội đồng xét xử xem xét các vấn đề: nguyên nhân, bối cảnh bà Lan tham gia hợp nhất và thực hiện đề án tái cơ cấu Ngân hàng SCB.

Việc quy buộc tội danh tham ô tài sản bị tách ra thành tội danh độc lập do thời điểm phát sinh hiệu lực của Bộ luật Hình sự 2015; tính xác thực về số tiền quy buộc chiếm đoạt.

Về nguyên nhân, bối cảnh bà Lan tham gia hợp nhất ba ngân hàng và thành lập SCB, luật sư Hoài nói do tình trạng tài chính yếu kém của ba ngân hàng, người dân rút tiền hàng loạt gây ảnh hưởng hệ thống tiền tệ nhà nước.

"Lúc bấy giờ, bà Lan được vận động tham gia vì có đủ tài sản và độ uy tín giúp quá trình hợp nhất thành công. Bà Lan vận động cổ đông cũ đồng ý hợp nhất, kêu gọi bạn bè người thân mua trên 65% cổ phần của ba ngân hàng, kêu gọi cổ đông nước ngoài và cho mượn tài sản thế chấp khoản vay", ông Hoài nêu.

Đến năm 2022 trở đi, SCB đã xây dựng kế hoạch xử lý dứt điểm nợ xấu và tài sản tồn đọng, đa dạng hóa cổ đông với sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, trước khi đề án cơ cấu 2022 - 2028 được phê duyệt thì bà Lan bị khởi tố và đối diện nhiều tội danh.

Theo luật sư Phan Trung Hoài, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vụ án đặc biệt nghiêm trọng như hiện nay là do các vấn đề trong cơ chế vận hành, quy trình hoạt động cho vay của Ngân hàng SCB.

Ngoài ra, còn xuất phát từ mặt chủ quan trong nhận thức của bà Lan với tư cách cổ đông và đại diện nhóm cổ đông lớn của SCB.

Ông Hoài chỉ ra khó khăn của SCB sau hợp nhất bắt nguồn từ khoản vay tín dụng tồn tại của ngân hàng cũ do các khoản lỗ, nợ xấu đã tích lũy nhiều năm.

Theo luật sư Hoài, bà Trương Mỹ Lan không ký bất kỳ hồ sơ vay và đảm bảo tiền vay nào nhưng luôn phải chú tâm đưa toàn bộ tài sản, dự án có giá trị nhằm đảm bảo khoản vay tái cơ cấu.

"Nhiều bị cáo cho rằng các hồ sơ cấp tín dụng, cho vay được thực hiện theo chỉ đạo bà Lan. Tuy nhiên, về pháp lý, quyền phán quyết từng hồ sơ tín dụng thuộc thẩm quyền hội đồng quản trị và ban điều hành", luật sư Hoài lập luận.

Liên quan đến việc quy buộc tội danh tham ô tài sản, luật sư Hoài cho rằng tội danh này bị tách ra thành tội danh độc lập do thời điểm phát sinh hiệu lực của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017).

Về bản chất và hành vi của bà Trương Mỹ Lan được xác định là cùng phương thức, thủ đoạn phạm tội (nếu có) xuyên suốt trong 10 năm.

Theo ông Hoài, để có thể truy tố và xét xử bà Trương Mỹ Lan về tội "tham ô tài sản" thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh bà là chủ thể đặc biệt, là người có chức vụ, quyền hạn và có trách nhiệm quản lý đối với tài sản chiếm đoạt.

Bà Trương Mỹ Lan tại tòa - Ảnh: HỮU HẠNH

Bà Trương Mỹ Lan tại tòa - Ảnh: HỮU HẠNH

Hàng trăm tỉ rút ra là để bà Lan trả các khoản nợ của SCB trước đó?

Xoay quanh số tiền quy buộc chiếm đoạt, luật sư Hoài dẫn lời bà Lan về nguồn tiền các dự án mà SCB đã mượn của gia đình bà Lan và bạn bè đi cơ cấu nợ trước và trả chậm sau, nhưng SCB kéo dài trả nhỏ giọt.

Bà Lan là người bảo lãnh vì phải giữ uy tín nên đã phải tìm mọi cách trả thay cho SCB.

Hiện bà Lan vẫn còn nợ rất nhiều mà tất cả các dự án thì SCB quản lý hết cho nên khoản tiền gần 109.000 tỉ đồng và 14,7 triệu USD mà Bùi Văn Dũng (tài xế của bà Lan) vận chuyển từ SCB về 127 Pasteur thực chất là tiền của bà Lan rút ra để thay SCB trả nợ cho các dự án bất động sản và cổ phần mà SCB đã mượn trước đó.

Ngoài ra, luật sư Phan Trung Hoài cũng đề nghị xem xét trên cơ sở bà Lan đã nhìn nhận nghiêm túc về vai trò và tầm ảnh hưởng với tư cách cổ đông và đại diện cho nhóm cổ đông lớn, thấy được một phần trách nhiệm trước các sai phạm của một số thành viên HĐQT và ban điều hành trong hoạt động cho vay.


Chứng thư thẩm định giá của Hoàng Quân đã hết hiệu lực?

Đồng thời, luật sư đặt câu hỏi liệu các chứng thư thẩm định giá của Công ty Hoàng Quân lập vào tháng 5-2023, đến nay còn giá trị pháp lý làm căn cứ đối trừ với dư nợ gốc và lãi tại thời điểm tháng 10-2022 để quy buộc bà Trương Mỹ Lan số tiền bị coi là chiếm đoạt hoặc gây thiệt hại hay không?

Luật sư cho rằng cơ sở pháp lý của việc sử dụng chứng thư thẩm định giá của Công ty Hoàng Quân chỉ phục vụ báo cáo rà soát cho mục đích đặc biệt có yêu cầu bổ sung về định giá lại tài sản bảo đảm của Ngân hàng Nhà nước khi tổ chức tín dụng nằm vào diện kiểm soát đặc biệt và hiện các chứng thư này đã hết hiệu lực pháp luật.

Bà Trương Mỹ Lan bị đề nghị mức án tử hìnhBà Trương Mỹ Lan bị đề nghị mức án tử hình

Chiều 19-3, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP.HCM đã đề nghị tòa tuyên phạt bà Trương Mỹ Lan mức án tử hình về 3 tội tham ô tài sản, đưa hối lộ, vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp