22/11/2019 09:26 GMT+7

'Luật mới ban hành 1-2 năm đã phải xem xét sửa đổi'

LÊ KIÊN
LÊ KIÊN

TTO - Các đại biểu Quốc hội đã thẳng thắn chỉ ra những tồn tại trong công tác lập pháp như 'tuổi thọ' của luật ngắn; ý kiến đóng góp của nhân dân, chuyên gia chưa được tiếp thu có hiệu quả; sự cát cứ, cục bộ trong xây dựng luật...

Luật mới ban hành 1-2 năm đã phải xem xét sửa đổi - Ảnh 1.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thị Mai Hoa phát biểu - Ảnh: TTXVN

"Đang có tình trạng luật mới ban hành 1-2 năm đã phải xem xét sửa đổi, bổ sung. Luật thường xuyên phải thay đổi như vậy là do cuộc sống thay đổi quá nhanh hay do chất lượng xây dựng luật?" - đại biểu Mai Hồng Hải (Hải Phòng) đặt vấn đề khi thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ngày 21-11 trong kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV. 

Ông cũng nêu tình trạng nhiều dự thảo luật khi thông qua đã rất khác so với nội dung trình ban đầu. Có luật lúc đầu chỉ sửa đổi, bổ sung một số điều nhưng sau đó lại thành luật sửa đổi. Có luật dự kiến thông qua 2 kỳ họp sau đó phải kéo dài sang 3 kỳ... "Đây là tình trạng "vừa thiết kế, vừa thi công" trong lập pháp" - ông Hải nhận diện.

Theo quy định hiện hành, một dự luật sau khi được Quốc hội thảo luận bước 1 thì sẽ do cơ quan thẩm tra của Quốc hội chủ trì việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua. Nhưng trong lần sửa đổi này, Chính phủ đề nghị giao cho cơ quan soạn thảo chủ trì công việc nêu trên để các chủ thể trình dự luật có thể "theo đến cùng" các kiến nghị chính sách, pháp luật của mình.

Tuy nhiên, đa số các ý kiến thảo luận không đồng tình với phương án này. Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (An Giang) đề nghị tiếp tục thực hiện quy định hiện nay là giao cơ quan thẩm tra tiếp thu, giải trình, chỉnh lý. Bà cho rằng nếu Chính phủ vừa đề xuất dự án luật, vừa chỉnh lý, hoàn thiện, lại vừa tổ chức thực hiện thì trái nguyên lý vì xảy ra tình trạng "vừa đá bóng, vừa thổi còi".

"Tôi đề nghị có lẽ không nên đặt ra phương án đổi vai, đồng thời bổ sung quy định để bảo đảm quy trình phối hợp giữa cơ quan thẩm tra và cơ quan trình luật để bảo đảm tính chặt chẽ và rõ trách nhiệm của từng bên. 

Về lâu dài có thể tham khảo cách làm của Quốc hội một số nước. Đó là bên cạnh Ủy ban Pháp luật, nên chăng Quốc hội sẽ có một cơ quan xây dựng pháp luật gồm các chuyên gia giỏi về các lĩnh vực để giúp cho Quốc hội có thể thiết kế hoàn thiện các dự thảo luật vừa bảo đảm tính chuyên nghiệp và bảo đảm hiệu quả trong công tác lập pháp" - đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) phân tích.

Bộ luật lao động sửa đổi 2019 mới như thế nào? Bộ luật lao động sửa đổi 2019 mới như thế nào?

TTO - Bộ luật Lao động sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua có 10 điểm mới đối với người lao động và 6 điểm mới đối với người sử dụng lao động.

Có tình trạng Có tình trạng 'vừa thiết kế vừa thi công' trong xây dựng luật

TTO - Đại biểu Quốc hội phân tích những nguyên nhân khiến Quốc hội thường bị 'vỡ kế hoạch' xây dựng pháp luật và các luật có 'tuổi thọ' ngắn.

LÊ KIÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp