Tại hội nghị, ông Trương Văn Cẩm - phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam - nêu: luật quy định lương tối thiểu phải đáp ứng nhu cầu tối thiểu của người lao động. Vậy, “nhu cầu tối thiểu” là như thế nào rất khó xác định.
Ông cũng dẫn ra: luật quy định phải báo cáo và trong sớm nhất 20 ngày mới được tổ chức đình công. “Những bức xúc tức thời của người lao động sao có thể chờ được 20 ngày?”.
Ông Nguyễn Xuân Dương, chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hưng Yên, cho rằng doanh nghiệp phải đóng đến 18% bảo hiểm xã hội, 3% bảo hiểm y tế, 1% bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động là quá cao so với các nước trong khu vực.
Theo ông Dương, vướng mắc nhất đối với doanh nghiệp là quy định về giờ làm thêm. Luật quy định giờ làm thêm không quá 200 giờ/năm, trong khi ở Nhật Bản có thể làm thêm đến 720 giờ/năm, Trung Quốc là 600 giờ/năm.
“Tôi đề nghị sửa quy định này, giờ làm thêm nên để cho người lao động và chủ sử dụng lao động tự thỏa thuận với nhau, trong một khung giờ quy định, có thể tối đa giờ làm thêm không quá 60 giờ/tháng như Nhật Bản”.
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân cho biết tháng 9-2016 sẽ bắt tay vào khảo sát, đánh giá, rà soát để xây dựng các dự thảo về điều khoản của Luật lao động để trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật lao động (năm 2012) vào năm 2017.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận