Có một con số được nêu ra là 2/3 số trường đại học, cao đẳng chưa vào cuộc. Nhiều trường phổ thông cũng đứng ngoài. Theo tôi, sở dĩ có tình trạng đó là do nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân quan trọng: đây chỉ là một cuộc vận động, không có chế tài cụ thể. Vận động là để kêu gọi, khơi dậy lương tâm, trách nhiệm, lòng tốt của con người, hoàn toàn không mang tính bắt buộc.
Luật giáo dục qui định: “Các hành vi nhà giáo không được làm: gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của người học...” (điều 75 ) và “Các hành vi người học không được làm: gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh...” (điều 88). Như vậy tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục đã bị pháp luật cấm, đây là thuận lợi cơ bản cho các cấp quản lý giáo dục trong việc chống tiêu cực. Khi tiêu cực trong thi cử diễn ra tràn lan, trở thành “bệnh” như hiện nay, theo tôi, Bộ GD-ĐT nên thay đổi phương pháp hành động từ “vận động” sang “luật hóa” công tác chống tiêu cực trong ngành giáo dục; đề ra kế hoạch, giải pháp, bước đi thích hợp, có chế tài xử phạt nghiêm minh mới hi vọng đạt kết quả, còn chỉ kêu gọi, vận động như thời gian qua e không thành công.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận