09/09/2011 06:17 GMT+7

Luật giáo dục đại học: Cần thiết nhưng chớ vội vàng

M.GIẢNG
M.GIẢNG

TT - Theo nhiều đại biểu, dự thảo Luật giáo dục ĐH lần 4 vẫn cần phải bổ sung nhiều nội dung, cụ thể hóa nhiều điều trước khi trình Quốc hội.

zMZKNNb8.jpgPhóng to
GS.TSKH Nguyễn Ngọc Trân phát biểu tại buổi góp ý cho dự thảo Luật giáo dục đại học sáng 8-9 - Ảnh: Như Hùng

Nhiều đại biểu tham gia tọa đàm “Góp ý xây dựng Luật giáo dục ĐH” do Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội tổ chức sáng 8-9 tại TP.HCM cho rằng rất cần có luật để điều chỉnh tình hình giáo dục ĐH đang “lộn xộn” hiện nay. Tuy nhiên, một số đại biểu khẳng định không vì thế mà vội vàng luật hóa cả tồn tại mà chúng ta đang cảm thấy bất ổn. GS.TSKH Nguyễn Ngọc Trân nói: “Luật giáo dục ĐH chỉ nên ban hành khi nó đặt nền tảng pháp lý rõ ràng để giải quyết các yếu kém bất cập kéo dài và thể hiện sự đổi mới về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này”.

Theo ông Ngô Kim Khôi - phó vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), dự thảo Luật giáo dục ĐH lần 4 đã có nhiều điểm mới so với dự thảo trước đây. Ngoài các điều khoản cụ thể về ĐH quốc gia, hội đồng ĐH quốc gia còn có vấn đề tự chủ - tự chịu trách nhiệm, phương thức giáo dục... Tuy vậy, nhiều đại biểu tỏ ra băn khoăn về mặt hệ thống khi hệ đào tạo nghề không được đề cập trong dự thảo. “Không thể làm ngơ cơ cấu hệ thống giáo dục ĐH. Không thể đặt giáo dục CĐ nghề ra ngoài Luật giáo dục ĐH” - một đại biểu nói.

Nhiều ý kiến đại biểu cũng đề nghị không nên sử dụng thuật ngữ ĐH hai cấp (như cách gọi đối với các ĐH quốc gia, ĐH vùng hiện nay) bởi điều này không đúng thực tế. Bên cạnh đó, việc chỉ ghi chung chung bằng tốt nghiệp CĐ, ĐH mà không ghi các danh hiệu như kỹ sư, bác sĩ, kiến trúc sư... sẽ ảnh hưởng đến tâm lý người học, phương thức đào tạo của các trường... PGS.TS Hà Thanh Toàn - phó hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ - cho rằng luật không nên quy định sử dụng giáo trình chung, thống nhất theo một chuẩn nhất định bởi điều này không hợp lý. Giáo trình sẽ liên tục được cập nhật, bổ sung và các trường cần chủ động trong vấn đề này.

Theo GS.VS Đào Trọng Thi - chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, dự thảo Luật giáo dục ĐH vẫn chưa có điều khoản về phân tầng ĐH (theo chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học). Việc phân tầng này sẽ kèm theo các chính sách ưu tiên, giao quyền tự chủ nhiều hơn và cũng là động lực để các trường phấn đấu nâng cao chất lượng đào tạo.

Một trong những nội dung được hầu hết các đại biểu tham gia ý kiến là vấn đề tự chủ ĐH. Trong đó, việc dự thảo luật không có điều khoản về hội đồng trường khiến các đại biểu không đồng tình. Theo các đại biểu, khi giao quyền tự chủ cho các trường, nhất thiết phải có hội đồng trường chứ không thể giao hoàn toàn cho hiệu trưởng. Hội đồng trường là cơ quan quyền lực cao nhất của trường. Mô hình này đã có từ lâu ở các nước và hoạt động rất hiệu quả, các đại biểu cũng đã góp ý nhiều lần nhưng vẫn không được đưa vào dự thảo lần này.

Liên quan đến vấn đề tự chủ, nhiều đại biểu cũng cho rằng luật cần có điều khoản để thống nhất quản lý nhà nước với hệ thống giáo dục ĐH - tức cần xóa bỏ cơ chế chủ quản trực tiếp của các bộ ngành đối với trường ĐH.

Chất lượng phải đặt lên hàng đầu

Theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, vấn đề cốt tử của giáo dục ĐH hiện nay là giải quyết mối quan hệ giữa phát triển quy mô với nâng cao chất lượng đào tạo. Trong đó chất lượng phải được đặt lên hàng đầu. Trong khi đó ngành giáo dục ĐH vẫn đang phấn đấu theo hướng tăng quy mô, dự thảo Luật giáo dục ĐH không xác lập được các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ này.

M.GIẢNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp