07/05/2022 09:05 GMT+7

Luân chuyển cán bộ: Hạn chế đi chỉ 1-2 năm 'tráng men' rồi về

THÀNH CHUNG ghi
THÀNH CHUNG ghi

TTO - Đây là ý kiến của một số cán bộ, nguyên cán bộ sau khi Ban Bí thư ban hành quy định số 65 của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ.

Luân chuyển cán bộ: Hạn chế đi chỉ 1-2 năm tráng men rồi về - Ảnh 1.

Các thí sinh làm thủ tục kỳ thi tuyển dụng công chức, khối Đảng, đoàn thể TP.HCM năm 2022 - Ảnh: hocviencanbo

Các ý kiến đều cho rằng điều quan trọng nhất đối với cán bộ luân chuyển là phải rõ tư tưởng không phải cứ đi luân chuyển là lên chức, lên quyền mà luân chuyển để học hỏi, rèn luyện.

* TS Nguyễn Tiến Dĩnh (nguyên thứ trưởng Bộ Nội vụ):

Theo nguyên tắc bố trí chức vụ tương đương

Quy định 65 đã nêu rõ mục tiêu nhằm thực hiện chủ trương của Đảng về những người đứng đầu không phải là người địa phương và không giữ chức vụ cấp trưởng quá 2 nhiệm kỳ. 

Bên cạnh đó, quy định cũng nêu rõ 5 bước thực hiện việc luân chuyển để đảm bảo sự dân chủ, thận trọng trong quá trình lựa chọn, quy hoạch cán bộ, đảm bảo nơi đi, nơi đến... 

Ngoài ra, một điểm mới khác chính là cán bộ được luân chuyển dựa theo nguyên tắc bố trí chức vụ tương đương với chức vụ đang đảm nhiệm.

Quy định 65 chỉ rõ cán bộ luân chuyển phải ít nhất từ 3 năm trở lên và khi trở về không nói rõ sẽ bố trí chức vụ cao hơn mà chỉ nói căn cứ trên yêu cầu công tác, kết quả thực hiện nhiệm vụ, đánh giá, nhận xét của đơn vị, cấp có thẩm quyền. Do đó sẽ hạn chế câu chuyện đi chỉ 1 - 2 năm "tráng men" rồi về với suy nghĩ lên chức cao hơn.

* PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc (nguyên viện trưởng Viện Lịch sử Đảng):

Hiện thực hóa "thà ít mà tốt"

So với các quy định trước đây thì trong quy định 65, cán bộ luân chuyển đều phải ở trong quy hoạch. Trước đây quy hoạch còn lỏng lẻo dẫn đến tình trạng cứ đưa cán bộ đi luân chuyển đã rồi tính tiếp. 

Tuy nhiên, trong số đưa đi có người phát huy được nhưng có người lại không phát huy được hay có người đi chỉ để lấy hình thức với mong muốn về lại làm chức cao hơn. Do vậy, với quy định mới sẽ hạn chế điều này.

Nếu cứ nhận thức đi để "tráng men" thì khi nhận nhiệm vụ ở nơi được luân chuyển đến sẽ khó toàn tâm, toàn ý cho công việc, vì trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao mà chỉ nghĩ nhấp nhổm rồi về. 

Thực tế ở nơi này nơi kia đã từng có chuyện như vậy. Bên cạnh đó, việc đánh giá cán bộ sau luân chuyển cần phải được đánh giá công tâm, khách quan.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương 5 đã nói đảng viên cần theo đúng tinh thần tư tưởng của Lênin "thà ít mà tốt"; "những đảng viên hữu danh vô thực thì cho không chúng ta cũng không cần" nên việc luân chuyển cán bộ cũng cần phải thực hiện theo đúng tinh thần này để có được cán bộ tốt nhất cả khi đi cũng như rèn luyện được tốt nhất khi trở về.

* Ông Bạch Ngọc Chiến (người từng được luân chuyển làm phó chủ tịch UBND tỉnh Nam Định):

Trải nghiệm là điều quý giá

Thuận lợi lớn nhất của việc đi luân chuyển tại địa phương là được cọ xát với thực tế phong phú, giao việc thực chất và "sàng lọc tự nhiên", quan trọng nhất với người cán bộ luân chuyển là được giao việc thực chất và được "bảo vệ". 

Đi luân chuyển về một địa phương đồng nghĩa với việc bị đưa ra khỏi vùng an toàn cũ vào một nơi xa lạ nên cán bộ luân chuyển dễ bị "cô lập" hoặc lựa chọn "dĩ hòa vi quý", bằng không sẽ thất bại vì thân cô thế cô.

Bản thân tôi nhận thấy những trải nghiệm đã qua là hết sức quý giá với sự phát triển cá nhân.

Luân chuyển không phải thu mình rồi lấy nhận xét đẹp trở về

Từng đi luân chuyển ở Bắc Kạn trở về công tác tại trung ương, một vị thứ trưởng chia sẻ với Tuổi Trẻ dù không lên chức cao hơn nhưng bản thân thấy làm việc tốt hơn và cảm ơn công tác luân chuyển cũng như địa phương.

Từ thực tế bản thân, ông cho rằng điều quan trọng nhất đối với cán bộ luân chuyển là phải rõ tư tưởng không phải cứ đi luân chuyển là lên chức, lên quyền mà luân chuyển để học hỏi, rèn luyện. Khi trở về dù làm bất cứ đâu cũng phải tốt hơn trước và thành công của luân chuyển phải nhìn ở góc độ đó. Nhìn ở góc độ này thì người cán bộ sẽ rất thoải mái, yên tâm công tác.

Cũng theo vị này, mỗi địa phương có cách khác nhau và địa phương khác hẳn trung ương nên trước khi đi, người cán bộ luân chuyển phải tìm hiểu rất kỹ và trong quá trình đi cũng tiếp tục tìm hiểu với mục tiêu thực sự hòa đồng vào tập thể mới. Khi tập thể đó coi mình không phải là cán bộ luân chuyển mà thực sự là cán bộ của địa phương sẽ là thành công.

Ông chia sẻ sau khi đi luân chuyển về lại trung ương công tác, ông cảm thấy làm việc "rất chắc tay, quyết việc gì cũng rất tự tin" vì khi về địa phương đã phải tham gia thực sự, lao vào, cũng như có chính kiến, thậm chí va vấp nhiều vấn đề chứ không phải thu mình rồi lấy nhận xét đẹp để trở về.

Bộ Chính trị ra quy định 5 bước về luân chuyển cán bộ Bộ Chính trị ra quy định 5 bước về luân chuyển cán bộ

TTO - Theo quy định mới của Bộ Chính trị, cán bộ được luân chuyển phải còn thời gian công tác ít nhất 10 năm tính từ thời điểm luân chuyển và thời gian luân chuyển ít nhất là 3 năm.

THÀNH CHUNG ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp