06/12/2018 16:48 GMT+7

Lựa chọn biện pháp ‘‘tránh thai khẩn cấp”

Nguồn: Diễn đàn Bác sĩ Nội trú
Nguồn: Diễn đàn Bác sĩ Nội trú

Tránh thai khẩn cấp thường được sử dụng cho các tình huống khẩn cấp và không phải là một biện pháp kiểm soát sinh đẻ thông thường.

Lựa chọn biện pháp ‘‘tránh thai khẩn cấp” - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: americanpregnancy.org

Tránh thai khẩn cấp – còn gọi là tránh thai sau giao hợp – là một hình thức kiểm soát sinh đẻ mà có thể được sử dụng bởi phụ nữ có quan hệ tình dục không được bảo vệ hoặc đã sử dụng một biện pháp tránh thai nhưng thất bại. Tránh thai khẩn cấp thường được sử dụng cho các tình huống khẩn cấp và không phải là một biện pháp kiểm soát sinh đẻ thông thường.

Các tình huống khẩn cấp bao gồm: Bị cưỡng hiếp, thủng hoặc trượt bao cao su ra ngoài trong khi quan hệ tình dục, quên uống thuốc tránh thai ít nhất 2 lần trong một chu kỳ tháng, và quan hệ tình dục không có kế hoạch/không được bảo vệ. Tránh thai khẩn cấp không phải là một hình thức phá thai; nó được sử dụng để ngăn chặn có thai, không phải là kết thúc thai nghén. Tránh thai khẩn cấp không dự phòng được các bệnh lây qua đường tình dục. Nó không phải là RU-466, thuốc được dùng để phá thai.

Plan B One-Step (levonorgestrel) là thuốc tránh thai khẩn cấp được đóng gói đặc biệt. Nó luôn có sẵn tại quầy/hiệu thuốc và bất cứ ai đều có thể mua được mà không cần kê đơn hoặc hạn chế tuổi. Thuốc này còn có các dược phẩm khác như: Postinor 1 và Postinor 2.

Ella là viên thuốc không có nội tiết tố. Thuốc có chứa ulipristal, một loại thuốc không có nội tiết tố, có khả năng ngăn chặn tác dụng của các nội tiết tố quan trọng cần thiết cho thụ thai. Thuốc này cần phải được kê đơn.

Thuốc có tác dụng như thế nào?

Tránh thai khẩn cấp bằng Plan B One-Step có thể ngăn ngừa có thai bằng cách ngăn chặn tạm thời việc tạo trứng, ngăn chặn thụ tinh, hoặc không cho trứng đã được thụ tinh làm tổ trong tử cung. Plan B One-Step được dùng 1 viên với liều duy nhất (Postinor 2 sử dụng 2 viên với liều duy nhất ). Hiệu quả của thuốc tùy thuộc vào việc bạn dùng sớm như thế nào. Nó cần được dùng càng sớm càng tốt – trong vòng 72 giờ sau khi giao hợp không được bảo vệ. Khi Plan B One-Step được sử dụng theo đúng hướng dẫn thì nó sẽ làm giảm được nguy cơ có thai gần 90%.

Ella có thể được sử dụng trong vòng 120 giờ sau khi quan hệ tình dục. Thuốc được sử dụng 1 viên với liều duy nhất.

Dụng cụ trong tử cung (IUD) có thể được đặt để ngăn ngừa có thai trong vòng 5 -7 ngày sau khi quan hệ tình dục không được bảo vệ.

Tránh thai khẩn cấp có hiệu quả như thế nào?

Nếu Plan B One-Step được sử dụng theo đúng hướng dẫn sau khi quan hệ tình dục không được bảo vệ thì nó sẽ làm giảm cơ hội xảy ra thụ thai. Khoảng 7 trong 8 phụ nữ, sử dụng thuốc sau khi quan hệ tình dục không được bảo vệ, sẽ không có thai.

Trong 2 nghiên cứu đã được công bố, Ella làm giảm đáng kể tỷ lệ mang thai từ tỷ lệ dự kiến là 5,5% và 5,6% xuống còn 2,2% và 1,9%, theo thứ tự. Trong một phân tích gộp, hiệu quả tránh thai khẩn cấp của thuốc không giảm dần trong 120 giờ sau quan hệ tình dục không được bảo vệ.

Dụng cụ tử cung có thể đạt hiệu quả gần 99% khi được đặt vòng 5 – 7 ngày sau quan hệ tình dục không được bảo vệ.

Tôi có thể đi khám và thực hiện tránh thai khẩn cấp ở đâu?

Thuốc tránh thai khẩn cấp có thể có sẵn tại các trung tâm kế hoạch hóa gia đình; đại học y tế công cộng, và trung tâm sức khỏe phụ nữ; hiệu thuốc/bác sĩ tư; và một vài phòng cấp cứu trong bệnh viện.

Một vài bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc tránh thai khẩn cấp qua điện thoại và gọi điện trước tới một hiệu thuốc cho bạn. Như đã đề cập ở trên, Plan B One-Step luôn có sẵn tại các hiệu thuốc mà không cần đơn thuốc của bác sĩ.

Những ai không nên dùng thuốc tránh thai khẩn cấp?

Plan B One-Step sẽ không ảnh hưởng tới việc đang mang thai hoặc không gây hại cho bào thai. Ella không được sử dụng cho phụ nữ đang có thai hoặc nghi ngờ có thai. Nguy cơ cho bào thai ở người vẫn chưa được biết. Nghiên cứu ở động vật đã chứng minh có nguy cơ sẩy thai. Ngoài ra, những phụ nữ có rối loạn đông máu hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) thì không được sử dụng Plan B One-Step.

Có bất cứ tác dụng phụ nào liên quan tới thuốc tránh thai khẩn cấp không?

Các tác dụng phụ thường gặp nhất liên quan tới thuốc tránh thai khẩn cấp bao gồm:

- Buồn nôn;

- Đau bụng;

- Mệt mỏi;

- Đau đầu;

- Thay đổi kinh nguyệt.

Hãy đi khám hoặc tham vấn bác sĩ về cách để làm giảm buồn nôn. Họ có thể kê thuốc chống buồn nôn cho bạn sử dụng trước khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp.

Thuốc tránh thai khẩn cấp có dự phòng được các bệnh lây truyền qua đường tình dục không?

Không. Tránh thai khẩn cấp không bảo vệ bạn khỏi bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, ví dụ như HIV – virus gây AIDS. Cách tốt nhất để tránh mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục là hạn chế quan hệ tình dục với một đối tác không biết có mắc bệnh lây nhiễm hay không. Nếu không có sự lựa chọn thì sử dụng bao cao su đúng cách mỗi khi bạn có quan hệ tình dục./.

Nguồn: Diễn đàn Bác sĩ Nội trú
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp