31/10/2016 14:30 GMT+7

Lũ về sau hạn mặn, bà con miền Tây hân hoan

HỮU KHOA - CHÍ QUỐC - ĐỨC VỊNH
HỮU KHOA - CHÍ QUỐC - ĐỨC VỊNH

TTO - Những ngày cuối tháng 10, nước lũ vẫn tràn đồng hơn 1m ở khu vực thượng nguồn sông Cửu Long thuộc tỉnh An Giang và Đồng Tháp mang theo niềm vui cho hàng ngàn hộ mưu sinh bằng nghề đánh bắt thủy sản.

Em Nguyễn Thành Công (xã Vĩnh Tế, TP Châu Đốc, An Giang) phụ gia đình gỡ một tay lưới dính dầy cá linh - Ảnh: Hữu Khoa
Em Nguyễn Thành Công (xã Vĩnh Tế, TP Châu Đốc, An Giang) phụ gia đình gỡ một tay lưới dính đầy cá linh - Ảnh: HỮU KHOA

Lũ về sau hạn mặn

Sau khi mở hai đập Tha La và Trà Sư ở biên giới An Giang giáp Campuchia, nước từ thượng nguồn tiếp tục đổ về đồng bằng sông Cửu Long.

Ngoài đồng, lượng người đánh bắt cá, tôm, cua đông hẳn với các công việc truyền thống như giăng lưới, thả câu, đặt đáy... trong khi ở chợ tình hình mua bán cũng nhộn nhịp không kém.

Người dân khu vực đầu nguồn cho biết năm ngoái lũ không về, bà con không thu được gì từ nguồn lợi thủy sản.

Tưởng chừng năm nay chuyện này lặp lại, nhưng gần một tháng nay nước từ thượng nguồn đổ về ngày một nhiều, dâng cao làm cá, tôm, cua... sinh sôi nhiều nên ai cũng nức lòng.

Đặc biệt lũ về sau một thời gian dài bị ảnh hưởng bởi hạn, mặn nên niềm vui còn nhân lên nhiều lần.

Bên các tuyến đường nông thông, dọc bờ kênh ở đồng bằng sông Cửu Long đã trở thành nơi họp chợ mua bán sản vật đặc trưng mùa lũ khá sôi động - Ảnh: Đức Vịnh
Các tuyến đường nông thôn, dọc bờ kênh ở đồng bằng sông Cửu Long đã trở thành nơi họp chợ mua bán sản vật đặc trưng mùa lũ khá sôi động - Ảnh: ĐỨC VỊNH

Nhộn nhịp nhất vào mùa này phải kể đến “chợ đầu mối” ngay tại chân cầu Tha La (huyện Tịnh Biên, An Giang) khi khoảng 3g-4g sáng mỗi ngày, cảnh bạn hàng và người đánh bắt thủy sản gặp nhau trao đổi í ới, vang dậy cả một khu vực nông thôn yên ắng.

Đáng chú ý là cá linh, cua đồng, bông súng... những sản phẩm đặc trưng cho mùa lũ ở ĐBSCL, xuất hiện ngày càng nhiều trong những ngày qua.

Bà Trần Ngọc Bích (ấp Cây Trâm, xã Vĩnh Tế, TP Châu Đốc, An Giang) - một nông dân mang cá ra bán tại “chợ đầu mối” ở chân cầu Tha La - cho biết mấy năm nay làm lúa thất bát, trước đây mỗi công thu được 15 bao thì hiện nay thu chừng 10 bao là cao, vậy người dân chỉ trông chờ vào con cá, con tôm mùa lũ.

Hơn nửa tháng qua tình hình nước lũ tràn đồng, cá tôm sinh sôi nhiều khiến ai cũng phấn khởi, lao ra đồng ruộng kiếm kế sinh nhai.

Bà Nèang Suôi (xã Vĩnh Tế, TP Châu Đốc, An Giang) với mớ bông súng vừa nhổ được. Theo bà Suôi, những ngày này nước lũ đâng cao nên bông súng khá dài (tới 2,5m), mỗi ngày bà nhổ được khoảng 300 bó, mỗi bó bán được 15.000 đồng - Ảnh: Chí Quốc
Bà Nèang Suôi (xã Vĩnh Tế, TP Châu Đốc, An Giang) với mớ bông súng vừa nhổ được. Theo bà Suôi, những ngày này nước lũ dâng cao nên bông súng dài tới 2,5m. Mỗi ngày bà nhổ được khoảng 300 bó, mỗi bó bán được 15.000 đồng - Ảnh: CHÍ QUỐC

Ngồi trên chiếc xuồng lưới đầy hai khoang cá linh, lão nông Lâm Văn Lợi (53 tuổi, xã Thường Thới Hậu A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, với hơn 40 năm sống bằng nghề đánh bắt cá khi lũ về khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia) hớn hở: “Làm một mẻ lưới cá bắt được gần 20kg cá linh, năm nay lũ về nên cá linh từ biển hồ Campuchia đổ về nhiều, chẳng bù năm ngoái kiếm cá linh muốn đỏ con mắt”.

Lũ cao hơn cùng kỳ năm ngoái khoảng 40cm

Ông Trần Anh Thư, giám đốc Sở NN&PTNT An Giang, đánh giá việc mở xả lũ hai đập Tha La và Trà Sư đưa nước lũ về làm vệ sinh, góp phần tháo rửa phèn đồng ruộng, giúp vùng tứ giác Long Xuyên đảm bảo sản xuất an toàn vụ thu đông và vụ đông xuân 2016-2017.

Đồng thời qua đó mang lại nguồn lợi thủy sản để người dân đánh bắt từ thiên nhiên, những mô hình sản xuất khai thác lợi thế mùa lũ có điều kiện phát triển sẽ giúp người dân nông thôn có thêm nguồn thu nhập.

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập về sinh thái đồng bằng sông Cửu Long, nhận định lũ về đồng bằng sông Cửu Long đạt đỉnh vào những ngày đầu tháng 10 (cao hơn thời điểm cùng kỳ năm ngoái khoảng 40cm) và sở dĩ đến nay vẫn còn tràn đồng mang lại nguồn lợi cá tôm phong phú là do nước lũ rút rất chậm, trong khi những ngày qua có nhiều cơn mưa lớn tại chỗ cùng nước triều dâng cao.

Theo thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, ông vừa có dịp về một số khu vực đầu nguồn và thấy bà con rất vui, hình ảnh nhiều cá tôm của mùa lũ ngày nào hiện lên khá rõ nét.

Các loại cá đồng bắt được trong mùa lũ được bày bán tại một dãy chở ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp - Ảnh: Hữu Khoa
Các loại cá đồng bắt được trong mùa lũ được bày bán tại một dãy chợ ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp - Ảnh: HỮU KHOA

Trong khi đó, TS Dương Văn Ni (ĐH Cần Thơ) giải thích nước nổi tràn đồng là sự kết hợp giữa một phần nước ở sông tràn lên cùng với lượng nước mưa của khu vực Campuchia và mưa tại chỗ (không ảnh hưởng mưa từ Lào và Trung Quốc).

Ông Ni cho rằng nước có rút nhanh hay không phụ thuộc rất lớn vào lượng mưa, nếu mưa nhiều như tuần qua và thời điểm hiện tại thì nước lưu lại trên đồng lâu hơn, còn ngược lại mưa chấm dứt sớm thì nước sẽ rút nhanh hơn.

Ông Ni cũng cho biết ở biển hồ thời điểm hiện tại mực nước cao nhất thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng nửa mét nên vẫn có nguy cơ thiếu nước ngọt trong mùa khô năm nay.

Nguồn lợi thuỷ sản mùa lũ ngày càng nhiều, vì vậy hoạt động đánh bắt cá, trong đó có chài cá ở khu vực đầu nguồn An Giang những ngày này diễn ra rất nhộn nhịp - Ảnh: Chí Quốc
Nguồn lợi thủy sản mùa lũ ngày càng nhiều, vì vậy hoạt động đánh bắt cá, trong đó có chài cá ở khu vực đầu nguồn An Giang những ngày này diễn ra rất nhộn nhịp - Ảnh: CHÍ QUỐC
Ông nguyễn Văn Thêm (53 tuổi, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp) kiếm được 200.000 - 300.000 đồng/ngày từ nghề giăng lưới bắt cá trong mùa lũ - ẢNh: Hữu Khoa
Ông Nguyễn Văn Thêm (53 tuổi, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp) kiếm được 200.000 - 300.000 đồng/ngày từ nghề giăng lưới bắt cá trong mùa lũ - Ảnh: HỮU KHOA
Hai anh em Phạm Văn Duy (15 tuổi) và Phạm Văn Bi (12 tuổi) phụ cha mẹ phân loại cua bán cho thương lái - Ảnh: Hữu Khoa
Hai anh em Phạm Văn Duy (15 tuổi) và Phạm Văn Bi (12 tuổi) phụ cha mẹ phân loại cua bán cho thương lái - Ảnh: HỮU KHOA
Anh Lê Văn Tuấn (thị trấn Nhà Bàn, huyện Tịnh Biên, An Giang) phấn khởi vì bắt được nhiều cá - Ảnh: Hữu Khoa
Anh Lê Văn Tuấn (thị trấn Nhà Bàn, huyện Tịnh Biên, An Giang) phấn khởi vì bắt được nhiều cá - Ảnh: HỮU KHOA
Trong bữa ăn của người dân miền Tây thường không thể thiếu cá linh khi mùa lũ về - Ảnh: Hữu Khoa
Trong bữa ăn của người dân miền Tây thường không thể thiếu cá linh khi mùa lũ về - Ảnh: HỮU KHOA
Người dân giăng lưới đánh bắt cá linh tại một cánh đồng mênh mông biển nước ở huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang - Ảnh: Hữu Khoa
Người dân giăng lưới đánh bắt cá linh tại một cánh đồng mênh mông biển nước ở huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang - Ảnh: HỮU KHOA
Anh Huỳnh Văn Đài (ở Nam Thái Sơn, Hòn Đất, Kiên Giang) cho biết nhờ lũ mà dần viẹt tự tìm kiếm cua, ốc , cá tạp để ăn nên tiết kiệm được chi phí chăn nuôi - Ảnh: Đức Vịnh
Anh Huỳnh Văn Đài (ở Nam Thái Sơn, Hòn Đất, Kiên Giang) cho biết nhờ lũ mà đàn vịt tự tìm kiếm cua, ốc, cá tạp để ăn nên tiết kiệm được chi phí chăn nuôi - Ảnh: ĐỨC VỊNH
HỮU KHOA - CHÍ QUỐC - ĐỨC VỊNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp