Khu vực ngập lụt gần thành phố Ostrava, Cộng hòa Czech ngày 16-9-2024 - Ảnh: apnews.com
Dữ liệu của Bloomberg Intelligence cho thấy con số này sẽ ngang bằng với chi phí của các trận lũ lụt thảm khốc năm 1997, 2002 và 2013. Các công ty bảo hiểm khác cũng có nguy cơ chịu ảnh hưởng bao gồm Generali và Allianz SE.
Các công ty bảo hiểm của Áo ước tính thiệt hại do bão lụt gây ra sẽ đạt mức kỷ lục từ 600-700 triệu euro, thậm chí có thể lên tới 1 tỉ euro.
Wiener Staedtische, một công ty con của VIG và là công ty bảo hiểm lớn thứ hai của Áo tính theo tổng phí bảo hiểm, dự kiến sẽ nhận được yêu cầu bồi thường lên tới 100 triệu euro liên quan đến các trận bão và lũ lụt gần đây. Đây sẽ là vụ yêu cầu bồi thường thiên tai lớn nhất trong lịch sử của công ty.
Chuyên gia phân tích cấp cao Charles Graham của Bloomberg Intelligence cho biết, ngành bảo hiểm đang phải đối mặt với mức yêu cầu bồi thường thảm họa ngày càng tăng, phần lớn trong số đó có thể liên quan đến biến đổi khí hậu.
Hai công ty UNIQA và VIG phải đối mặt với rủi ro cao nhất do vị trí dẫn đầu của họ tại Áo, trong khi PZU chiếm thị phần lớn nhất ở Ba Lan. Các quốc gia bị ảnh hưởng bởi lũ lụt chiếm 80% doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ ở cả ba công ty trên hoặc cao hơn. Bloomberg Intelligence cho biết, bảo hiểm lũ lụt nhà ở phổ biến hơn ở Áo và Cộng hòa Czech so với ở Ba Lan nên có thể làm lệch các khoản chi trả theo từng quốc gia.
Bão Boris đã có thời gian mưa gần như liên tục trên phần lớn lãnh thổ Cộng hòa Czech, Áo, Tây Nam Ba Lan và miền Đông Slovakia từ ngày 12 đến 15-9 khiến nhiều khu vực bị ngập lụt. Chính phủ các nước trong khu vực bị ảnh hưởng đã thực hiện những biện pháp khẩn cấp và chuẩn bị chi hàng trăm triệu euro cho công tác dọn dẹp nhưng mực nước vẫn ở mức cao.
Chuyên gia Graham cho biết vì lũ lụt vẫn chưa lên đến đỉnh điểm nên sẽ phải mất một thời gian nữa mới có con số chính xác về mức độ thiệt hại.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận