20/11/2012 07:01 GMT+7

Lột xác?

KHỔNG LOAN
KHỔNG LOAN

TT - Lance Armstrong từng được xem là một nhân vật văn hóa quan trọng - người vừa có tinh thần cứng cỏi để đánh bại ung thư, vừa là vận động viên phá kỷ lục thế giới.

Lance Armstrong - thần tượng sụp đổ - Kỳ cuối:

Lột xác?

TT - Lance Armstrong từng được xem là một nhân vật văn hóa quan trọng - người vừa có tinh thần cứng cỏi để đánh bại ung thư, vừa là vận động viên phá kỷ lục thế giới.

Bởi vậy, mỗi khi có tiết lộ mới về việc anh dùng doping, công chúng đều tỏ ra nghi ngờ.

rIRfGBV0.jpgPhóng to
Lance Armstrong từng được xem là một biểu tượng mạnh mẽ của nước Mỹ - Ảnh: Politiken

Đầu tiên họ bác bỏ (kiểu người như anh ấy không thể có chuyện dùng doping), sau đó họ không tin vào những bằng chứng, rồi cuối cùng trước những bằng chứng không thể chối cãi họ đành cho rằng “chắc anh ấy làm thế vì tay đua nào tham gia Tour de France cũng làm vậy”.

“Đáng bị lãng quên”

Báo Boston Globe bình luận: 200 trang báo cáo mà Cơ quan Chống doping Mỹ đưa ra chi tiết cách Armstrong sử dụng mọi biện pháp để sử dụng doping và tìm mọi cách để che giấu. Thực tế quá rõ ràng, chi tiết quá ấn tượng và thuyết phục nên người ta chỉ có thể kết luận câu duy nhất:

Thành công của Armstrong là một trò lừa đảo kinh khủng.

Báo cáo chỉ ra Armstrong không phải là nạn nhân của một hệ thống cố tình ruồng rẫy, buộc tội phi lý cho anh như anh vẫn tiếp tục cáo buộc cho đến nay. Anh cũng không hẳn là người chỉ làm theo những gì mà mọi người quanh mình đều làm.

Armstrong là thủ lĩnh của mạng lưới, người đã bịt miệng đồng đội, đe dọa đồng đội để họ phải hỗ trợ chương trình doping đem lại những chiến thắng cho anh. Armstrong mất danh hiệu và danh tiếng chính vì tham vọng của mình.

Những bạn bè, đồng đội, người liên quan tới Armstrong dường như rất đau đớn khi cuối cùng phải đưa ra những bằng chứng chống lại chính anh. Họ không phải là không có tội, nhưng họ chấp nhận thực tế là chỉ có trở nên trong sạch mới là cách duy nhất vực dậy môn đua xe đạp đang rơi vào khủng hoảng hiện nay.

Bị xóa tên khỏi Tour de France và cấm thi đấu suốt đời là một đòn trừng phạt quá lớn đối với Armstrong. Chủ tịch Liên đoàn Đua xe đạp thế giới (UCI) Pat McQuaid nói: “Anh ta đáng bị lãng quên”.

Những môn đua xe đạp có nên quên “ngay và luôn” những di chứng xấu xí mà Armstrong để lại, hay sử dụng nó như sức mạnh tạo ra sự thay đổi khẩn cấp?

McQuaid là chủ tịch UCI từ năm 2005 và liên tục chứng kiến những vụ doping đình đám, từ Floyd Landis năm 2006 (bị đòi lại danh hiệu Tour de France) cho tới Alberto Contador (Tây Ban Nha) mất vương miện năm 2010.

Nhiều cuarơ người Mỹ khai chống lại Armstrong và bản thân họ với Cơ quan Chống doping Mỹ (USADA) đã bị phạt cấm thi đấu nhưng thời hạn ngắn hơn, và họ sẽ được phép thi đấu trở lại sau khi thề sẽ không bao giờ dùng doping nữa.

Thực tế những kẻ lừa đảo cả gan nhất đang chứng minh họ đã từng và đang tiếp tục đứng ở hàng đầu nếu không có ai dũng cảm đứng lên đạp đổ trò xảo trá.

“Điều quan trọng phải nhớ trong ngày hôm nay là ngày lịch sử vì thể thao trong sạch, nhưng nó không đảm bảo là thể thao sạch sẽ diễn ra ngày mai.

Chỉ có một ủy ban hòa giải và sự thật hoạt động độc lập mới có thể đưa thể thao trở lại đường đua của sự cải cách, và đem lại hi vọng đoạn tuyệt với quá khứ”. Theo luật sư của UCI Philippe Verbiest, một ủy ban như vậy sẽ “tốt cho tất cả các môn thể thao”.

x2gpmvfw.jpgPhóng to

Một cổ động viên kêu gọi chống tệ nạn doping tại Tour de France - Ảnh: news.com.au

Bi quan

Nhưng với những người theo chủ nghĩa đa nghi thì môn đua xe đạp từng qua vài vòng “thử lửa” bởi doping, và thực tế cũng cho thấy những người chịu trách nhiệm đảm bảo bộ môn này trong sạch “chưa hành động đủ để tránh môn thể thao rơi vào những trò lố”.

Năm 1998, vụ doping của đội đua Festina đã khiến môn đua xe đạp rơi vào khủng hoảng, còn UCI cũng không thể chặn được Armstrong thực hiện chương trình doping “tinh vi nhất mà lịch sử thể thao từng chứng kiến”. Thứ văn hóa đó vẫn chưa thay đổi hoàn toàn. Một số cuarơ vẫn coi Armstrong vẫn là một nhà vô địch thật sự.

Huấn luyện viên Pháp Laurent Jalabert nói với Đài phát thanh RTL: “Dù sao Armstrong vẫn là nhà vô địch vĩ đại. Dù anh ta dùng doping gì thì cũng không có nhiều cuarơ cùng đẳng cấp. Anh ta có tài năng vĩ đại. Có thể anh ta mắc sai lầm, bị bắt quả tang và anh ta đã phải trả giá. Anh ta không phải là người đầu tiên dùng doping, nhưng dù sao anh ta cũng có tài năng nổi trội”.

Bởi vậy, môn đua xe đạp nói riêng và thể thao nói chung phải làm rất nhiều để đưa thể thao thật sự trở về xuất phát điểm trong sạch của nó.

Với sự tham gia của các nhà tài trợ chuyên nghiệp ngày càng nhiều vào các môn thể thao, họ luôn muốn uy tín kinh doanh của mình gắn liền với những tên tuổi vận động viên và môn thể thao “sạch”.

Vì vậy, muốn có tài trợ, bản thân vận động viên và các đội cũng phải dũng cảm quay lưng với doping. Môn đua xe đạp đã bị một vố đau điếng sau báo cáo về Armstrong, khi một trong những nhà tài trợ lâu đời nhất, giàu sụ nhất là Ngân hàng Hà Lan Rabobank tuyên bố rút khỏi các chương trình tài trợ ngay lập tức dành cho vận động viên đua xe đạp nam và nữ chuyên nghiệp.

17 năm tài trợ, Rabobank đưa ra lời lẽ cuối cùng trong thất vọng: “Đó là nỗi đau trong tim của chúng tôi, nhưng với ngân hàng, đây là quyết định không thể tránh khỏi. Chúng tôi không còn tin giới đua xe đạp có thể trở nên công bằng và trong sạch nữa. Chúng tôi không cảm thấy có niềm tin môn đua xe đạp sẽ thay đổi tốt hơn trong tương lai nhìn thấy được”.

Giám đốc tài chính Bert Bruggink của Rabobank nói vào ngày 19-10-2012 ở Utrecht: “Có những lúc chúng tôi nghi ngờ. Nhưng báo cáo của USADA là giọt nước làm tràn ly. Thật đau đớn. Không chỉ đau đớn cho Rabobank, mà đặc biệt cho những người yêu thích môn đua xe đạp và những tay đua không có lỗi gì trong chuyện này”.

Nhưng nhìn ở góc khác, kể từ khi Armstrong đoạt áo vàng lần cuối, các cuộc kiểm tra doping đã cải thiện đáng kể. Bây giờ UCI đã có chương trình “blood passport”, tức lên biểu đồ và so sánh các mẫu máu của vận động viên từng thời kỳ, sau đó sẽ chỉ ra được những cuarơ nào bị nghi ngờ.

Dù đây không hẳn là cách làm hoàn hảo nhưng cũng khiến không ít vận động viên sợ hãi lảng tránh. Vào thời đỉnh cao của Armstrong, những phương pháp đó không tồn tại. Đó là chưa kể đến không ít người từng muốn tiết lộ việc Armstrong và bản thân họ dùng doping, họ cũng không dám vì sợ tội khai man trước tòa và bị kiện vì tội phỉ báng người khác (như chuyên viên mátxa Emma O’Reilly của Lance Armstrong từng bị chính Armstrong kiện).

Bởi vậy, không có ai chủ động gặp cảnh sát, mà tất cả đều nhận được trát đòi trình diện của cảnh sát và khai nhận thông tin để tránh hậu quả dính líu đến pháp luật.

Trong thế giới mà “ai cũng dùng doping”, ai cũng bao che cho nhau bằng nguyên tắc “không nói chuyện của người để người không nói chuyện của ta”, việc lật tẩy âm mưu của Lance Armstrong và những người liên quan là một thành công lớn. Nhưng đó chỉ là bước đầu. Thật khó mà chấp nhận được sự suy thoái về đạo đức của những tay đua chuyên nghiệp hàng đầu thế giới trong thi đấu, trong khi những kỹ thuật và công nghệ tiến bộ vượt bậc đang giúp họ có những điều kiện vượt trội để thi đấu và thể hiện hết sức mình.

KHỔNG LOAN

Kỳ 1: Kỳ 2: Kỳ 3: Kỳ 4:

________________

Đón đọc số tới:

Chú Sáu Dân trong ký ức chúng tôi

Loạt bài của nhà báo Lê Văn Nuôi về đồng chí Võ Văn Kiệt nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh của ông.

KHỔNG LOAN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp