16/01/2022 11:38 GMT+7

Lớp học đặc biệt của các mẹ, các chị nơi rẻo cao

ĐOÀN NHẠN
ĐOÀN NHẠN

TTO - Những đêm cuối đông, núi đồi ở huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) lạnh cắt da. Từ trong màn tối, bóng ánh đèn pin leo lét của những chị, những mẹ địu con trên lưng tiến về phía ánh sáng của lớp học.

Lớp học đặc biệt của các mẹ, các chị nơi rẻo cao - Ảnh 1.

Những phụ nữ Vân Kiều đến lớp học xóa mù chữ - Ảnh: Đ.NHẠN

Những đêm cuối đông, núi đồi ở huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) lạnh cắt da. Sương phủ dày đặc, biến những ngọn núi giáp biên giới Việt - Lào thành những mảng tối sầm. Từ trong màn tối, bóng ánh đèn pin leo lét của những chị, những mẹ địu con trên lưng tiến về phía ánh sáng của lớp học. 

Phòng học của Trường tiểu học xã A Dơi ở thôn A Dơi Đớ hằng đêm vẫn rộn ràng tiếng ê a đánh vần của những "học trò" đặc biệt.

Bà Hồ Thị Lét (55 tuổi, thôn Xa Doan, xã A Dơi) là học viên lớn tuổi nhất trong lớp xóa mù. Sau ly hôn, một mình bà Lét xoay xở nuôi con. Mỗi lần nhìn đứa con gái út lớp 2 học bài khiến bà cũng thêm mê con chữ. Phần vì bà tủi hổ khi con cái đi làm xa, mình không biết mặt số để liên lạc với con. 

"Muốn đi học để biết đọc, biết viết, rồi mình biết cái chữ a, chữ o mà chỉ cho con" - bà Lét nói trong tiếng cười giòn tan đầy hy vọng.

Dù đã lớn tuổi nhưng bà Lét lại là học viên chuyên cần nhất lớp. Bài tập thầy cô giao bà đều cặm cụi làm rất đầy đủ. Ngày đầu học cầm phấn, bà nắm chặt trong tay như cầm cuốc khiến cô giáo cũng phải phì cười. 

Mất 1 tuần để bà Lét học cách cầm bút và 1 tháng sau mới làm quen được với các nét cong. Nhưng giờ đây, sau ba tháng đến lớp xóa mù, bà Lét đã biết mặt chữ, đọc và viết được bảng chữ cái.

Địu theo đứa con nhỏ chừng một tuổi trên lưng, chị Hồ Thị Hưn (49 tuổi, thôn Prin Thành, xã A Dơi) tay cầm đèn pin và chiếc bảng con tiến vào lớp học. Chồng chị Hưn đã lớn tuổi, các con đều mắc bệnh tâm thần, nên để đi tìm con chữ, hằng đêm đứa con út của chị phải theo mẹ đến lớp. Con ngủ trên lưng, mẹ học trên lớp, những con chữ cứ thế đến với chị Hưn một cách nhọc nhằn.

Lớp học xóa mù này do Đồn biên phòng Ba Tầng mở từ tháng 10 năm 2021. Có gần 70 học viên được chia thành hai lớp. Mỗi lớp học tuần ba buổi, do một cán bộ biên phòng và một cán bộ phụ nữ xã A Dơi đảm nhận. 

Lớp học đều là phụ nữ người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều người trong số họ từ Lào sang lấy chồng người đồng bào thiểu số. Học viên trẻ nhất chừng 18 tuổi, lớn nhất đã ngoài 55.

Chị Hồ Thị Nữ (32 tuổi) - chủ tịch Hội phụ nữ xã A Dơi, là "giáo viên" của lớp học đặc biệt này - cho biết vì đa số các học viên trong lớp đều không thạo tiếng Kinh nên các thầy cô phải kết hợp vừa dạy tiếng Việt vừa diễn đạt thêm bằng tiếng Vân Kiều.

Bốn mẹ con đến lớp xóa mù chữ

Thượng úy Hồ Văn Hữu - 30 tuổi, đội trưởng đội vận động quần chúng Đồn biên phòng Ba Tầng - chia sẻ hình ảnh cả nhà bốn mẹ con, chị em cùng đến lớp xóa mù hay các mẹ địu con mình trên lưng đi tìm con chữ thôi thúc anh thêm động lực để tiếp tục hành trình "thắp chữ" ở nơi rẻo cao này.

"Trong vòng 6 tháng chúng tôi nỗ lực giúp các chị biết đọc, biết viết và làm những phép tính cơ bản. Sau đó đánh giá và tiếp tục có những giải pháp phối hợp với ngành giáo dục địa phương giúp các chị nâng cao kiến thức. Sẽ có thêm những lớp học mới được mở khi còn bà con có nhu cầu học" - anh Hữu cho hay.

Thầy cô đặc biệt của lớp học đặc biệt Thầy cô đặc biệt của lớp học đặc biệt

TTO - Chiều chiều, trong hội trường đồn biên phòng lại vang lên tiếng đọc chữ méo xệch của những học trò đặc biệt lần theo tiếng đọc mẫu của hai giáo viên đặc biệt: một bộ đội biên phòng và một phó chủ tịch Hội phụ nữ xã.

ĐOÀN NHẠN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp