18/03/2019 10:00 GMT+7

Lòng tốt cần thể hiện đúng chỗ, đúng luật

CHUNG THANH HUY
CHUNG THANH HUY

TTO - Thời gian gần đây rộ lên những nhiều vụ việc đau lòng, khi người có hành vi giúp đỡ người khác phải chịu thiệt thòi, thậm chí vướng vòng lao lý chính từ việc thiếu kiểm chứng thông tin từ nhiều phía…

Lòng tốt cần thể hiện đúng chỗ, đúng luật - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Thị Bảo (52 tuổi, ngụ xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc) bị gia đình bé O. đánh, quay video đưa lên mạng xã hội vì hiểu nhầm là người bắt cóc trẻ em - Ảnh: VĂN BÌNH

Ngày 15-3, Công an huyện Nghi Lộc, Nghệ An cho biết đã lấy lời khai các bên để làm rõ đơn tố cáo của một phụ nữ tại địa phương, về việc một nhóm người xông vào nhà vu khống bà bắt cóc trẻ em, đồng thời đánh đập bà, quay clip đưa lên mạng xã hội. Được biết trước đó, có một bé gái lạ mặt vào nhà xin ăn cơm và bà đã cho bé cùng ăn cơm với các cháu của mình.

Trước đó không lâu, dư luận hết sức bàng hoàng về cái chết oan ức của một người cha đang khi chơi đùa cùng con trong một công viên ở một tỉnh ở miền Tây. Sự việc đáng tiếc bắt nguồn từ những suy đoán mơ hồ, vô căn cứ khi có người tưởng lầm một vụ bắt cóc trẻ em. Để rồi nhiều người khác không hề biết đầu đuôi câu chuyện lại chẳng cần kiểm chứng thông tin, ra tay đoạt mạng người khác.

Trong khi đó, ngày 21-2-2019, TAND tỉnh Đắk Lắk đã mở phiên xét xử phúc thẩm. Tại phiên tòa này, HĐXX vẫn giữ nguyên quan điểm về tội danh "Giữ người trái pháp luật" đối với một tài xế cứu giúp một cháu bé giữa đường nhưng có người cho là bắt cóc lên gọi điện báo cho lực lượng chức năng truy bắt để xử lý. Thế nhưng, nhiều tình tiết liên quan đã được xem xét và anh tài xế này được giảm án từ 2 năm tù xuống mức 15 tháng tù giam.

Hành xử sai từ việc thiếu kiểm chứng thông tin

Thực tế cho thấy, hằng ngày qua các trang mạng xã hội, tràn lan đủ dạng thông tin về chuyện bắt cóc, buôn bán trẻ em, phụ nữ được đăng tải. Nhưng hầu hết những nội dung đó thiếu chính xác, thậm chí được bịa đặt nhằm lôi kéo sự tò mò của người khác. 

Đáng tiếc là không ít người thiếu kiểm chứng nhưng "thừa nhiệt tình" để like hoặc share những thông tin đó một cách hồn nhiên, thiếu trách nhiệm

Đáng nói hơn là kiểu hành xử bạo lực, côn đồ của những người hùa theo đám đông nhưng thiếu hiểu biết về luật, không hiểu rõ câu chuyện ra sao, gây ra những thiệt hại to lớn về tài sản lẫn sức khỏe, tính mạng con người. Họ luôn nghĩ mình đang làm việc thiện, giúp người nhưng hóa ra lại vi phạm pháp luật.

Những ngày qua, qua các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta được biết liên tiếp nhiều chủ tài khoản các mạng xã hội đã bị cơ quan chức năng xử phạt về việc đưa tin sai sự thật từ dịch tả lợn châu Phi cho đến chuyện lập quận, huyện mới ở Quảng Nam, Đà Nẵng nhằm mục đích trục lợi giá đất.   

 Lòng tốt cần được thể hiện đúng chỗ, đúng luật

Được biết, tại cơ quan công an, nhóm người hành hung người phụ nữ ở Nghệ An đã thừa nhận những hành động của họ xuất phát từ sự hiểu nhầm và không kiềm chế được cảm xúc dẫn đến sự việc như trên. 

Tuy nhiên, nếu sau đó người phụ nữ hỏi han cặn kẽ về hoàn cảnh, lý do đi lang thang của bé gái hoặc sớm bàn giao bé cho các cơ quan chức năng để họ có những bước hỗ trợ tiếp theo thì có lẽ chuyện đáng tiếc đã không xảy ra.

Cũng vậy, không ít ý kiến cho rằng với hành động của anh tài xế ở Đắk Lắk là tốt vì sự an toàn cho một cháu bé chỉ mới 2 tuổi đang hoảng loạn giữa đường vì lạc mất người thân. Chỉ là cách giúp cháu bé đã gây hiểu lầm cho mọi người. Và việc anh phải vướng vòng lao lý là điều thật sự đáng tiếc.

Việc người dân chia sẻ thông tin để nâng cao ý thức cộng đồng, tham gia phòng chống tội phạm là cần thiết. Nhưng tham gia đến đâu, ứng xử thế nào cho phù hợp pháp luật, không gây hậu quả là vấn đề cần được sự vào cuộc của các cơ quan chức năng. 

Đó là đẩy mạnh việc tuyên truyền, nâng cao hiểu biết, đồng thời hướng cung cấp kịp thời những thông tin chính xác cho người dân nắm rõ vấn đề. Bên cạnh đó, khi giúp đỡ người khác, mỗi người cần phải hiểu rõ luật, phối hợp cùng các cơ quan chức năng để tránh những điều đáng tiếc xảy ra cho chính bản thân mình và người khác.

Công an làm rõ việc một phụ nữ bị đánh vì nghi bắt cóc trẻ em

TTO - Cho một bé gái lạ vào nhà ăn cơm, bà Bảo bị hiểu nhầm là người bắt cóc trẻ em. Sau đó, gia đình bé gái kéo đến đánh bà Bảo và đưa đoạn video clip lên mạng xã hội.

CHUNG THANH HUY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp