Đang rầu rĩ thì một anh thanh niên có khuôn mặt quen quen vác cái chài trên vai và một tay xách giỏ cá. Tò mò, tôi ghé mắt nhìn vào thì thấy các loại cá nhỏ như cá rô, cá phi con nằm lẫn với mấy con cá phi lớn cỡ bàn tay và mấy con cá lóc. Khi anh vừa đi được vài bước, tôi nói với Viễn: “Bác muốn hỏi mua một con cá lóc lớn để nấu cháo cho thằng cháu nội đang bệnh ăn mà không dám. Sợ người ta nói là lợi dụng quen biết để mua rẻ. Cá này chánh gốc là cá đồng đó Viễn!”. Viễn giục tôi: “Bác cứ hỏi đại. Nói bao nhiêu thì mình trả tiền, đâu có gì!”.
Tôi chạy theo anh thanh niên. Anh dừng lại bắt con cá lóc lớn nhất trong giỏ (khoảng 200 gam) đưa cho tôi: “Chú lấy đi. Con cho chú đó!”. Tôi gạt phăng: “Không, chú trả tiền nè!”. Vừa nói tôi vừa cố nhét tờ 10.000 đồng vào túi áo anh nhưng không ngờ anh bắt thêm một con cá lóc nữa, nhỏ hơn con trước một chút, rồi nói: “Vậy chú lấy thêm một con nữa đi!”. Trên đường về, tôi ngẫm nghĩ người dân ruộng mình vẫn tốt như bao đời nay chứ đâu có thay đổi gì!
Khi mang hai con cá lóc đến nhà cháu nội ở cách nhà tôi khoảng 3km, tôi ngạc nhiên thấy một con cá lóc khác lớn hơn (khoảng 300 gam) đang được nhốt trong thùng. Con trai tôi nói đi làm về, gặp hai người đi kéo lưới, nó hỏi mua con cá lóc này thì một ông lắc đầu: “Mua bán gì! Đổi tụi tui hai xị rượu uống cho ấm đi. Nãy giờ ngâm nước lạnh lắm rồi”. Con trai tôi đưa 20.000 đồng nhưng dứt khoát họ chỉ nhận 10.000 đồng đủ mua nửa lít rượu.
Một sự trùng hợp may mắn. Đâu đây vẫn còn những ứng xử chân chất, thơm thảo...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận