Phóng to |
Cá khoang cổ cam đỏ (clowmfish - dài 11cm) chọn bụi hải quỳ làm nơi trú ẩn. Bức ảnh này làm người xem liên tưởng đến bộ phim hoạt hình Finding Nemo - Ảnh: Minh Trị |
Chú tôm (commensal shrimp) trốn trong bụi hải quỳ. Một loài sống hội sinh với môi trường cảnh vật xung quanh để tồn tại - Ảnh: Nguyễn Văn Lộc |
Cá mao tiên (pacific lionfish - dài 36cm) - nữ hoàng của loài cá - thường xuất hiện giữa đám san hô mọc theo vách đá dưới độ sâu 30m của khu lặn biển Small Hill - Ảnh: Hùng Hara |
Một loài sên biển có tên khoa học chromodoris kuniei (dài 6cm). Đây là loài rất dễ chụp vì chúng bò rất chậm và màu sắc nổi bật - Ảnh: Triều Phương (Scuba Zone) |
Cây thông (christmas tree worm - dài 3cm) là một loài ốc ký sinh mượn hốc đá san hô làm nơi trú ngụ. Khi chạm vào nó sẽ rụt vào trong - Ảnh: Ngọc Minh |
Một loài cua (red-spotted coral crab) sống trong bụi san hô - Ảnh: Peter Ladson |
Cá ma (ornate ghost pipefish) là loài cá hiếm gặp vì chúng chỉ dài 10cm, thường thoắt ẩn thoắt hiện giấu mình giữa đám rong rêu - Ảnh: Minh Trị |
Cá ngựa (seahorse) dạo chơi trong vườn san hô tube - Ảnh: Triều Phương |
Đồi mồi (hawksbill turtle - dài 60cm) bơi chung với cá bớp (remora). Thỉnh thoảng có thể thấy đồi mồi, rùa biển gần bãi Lobster Beach - Ảnh: Hùng Hara |
Một con sứa (jelly - fish) bơi là là cách mặt nước khoảng 1m để săn cá bé - Ảnh: Peter Ladson |
Tôm tích xanh (peacock mantis shrimp - dài 15cm) chuyên đào lỗ dưới cát và lấy san hô vụn để xây nơi trú ẩn - Ảnh: Minh Trị |
Hướng dẫn viên lặn biển của Vinadive kiêm nhiếp ảnh gia và quay phim trong một chuyến du thám đáy biển - Ảnh: T.T.D. |
Một con mực nang (pharaoh cuttlefish - dài 30cm) nép mình xuống đáy biển. Loài này rất nhát, nếu chạm mạnh chúng sẽ phun mực rồi lẩn mất - Ảnh: Minh Trị |
Bắt đầu từ những bức ảnh chụp khách lặn với cá, Nguyễn Minh Trị - hướng dẫn viên của Sailing Club Divers - đã tự mày mò để có thể tiếp cận kỹ thuật lấy cận cảnh (macro) đôi mắt của tôm tích xanh, những con cá ngựa trốn trong đám hải quỳ... Để có được những bức ảnh với màu sắc chuẩn của cá mao tiên (lion fish) hoặc sên biển (nudibranc), hướng dẫn viên Peter Ladson (Sailing Club Diver) phải vất vả đo cân bằng sáng dưới nước mỗi khi ánh sáng mặt trời thay đổi. Giám đốc Scuba Zone Nguyễn Văn Lộc cũng bắt đầu chụp ảnh, quay video dưới biển theo yêu cầu lưu niệm của khách nước ngoài. Dần dà tay nghề ngày càng nâng cấp và những bức ảnh của anh Lộc được các chuyên gia hải dương học đánh giá cao.
Nguyễn Ngọc Minh (Vinadive - Vietravel) cũng có bộ sưu tập độc đáo dưới biển để quảng bá cho công ty. Anh Minh chia sẻ kinh nghiệm: việc chuẩn bị máy móc là rất quan trọng, phải kiểm tra để chắc chắn không có bụi hoặc sợi tóc nào dính vào ron của hộp bọc máy ảnh chống nước trước khi xuống biển. Cần điều chỉnh độ nhạy sáng (ISO từ 200-800) tùy theo ánh sáng của mặt trời hôm đó. Cách tốt nhất cho người mới chụp ảnh là tận dụng ánh sáng mặt trời xuyên qua nước để chụp khi ở độ sâu 3-5m.
Theo những nhiếp ảnh gia trên, việc chụp ảnh dưới nước bây giờ không quá khó khăn như mọi người thường nghĩ. Không cần loại máy chuyên chụp dưới nước Nikonos (dùng phim) như trước kia, hiện nay người ta sử dụng các loại máy ảnh digital chụp dưới nước ở độ sâu 3-10m, hoặc một loại vỏ nhựa plastic bọc máy ảnh chống nước (waterproof - housing - dùng ở độ sâu tối đa 5m) có thể dùng chung cho hàng chục loại máy ảnh du lịch của 16 hiệu máy ảnh digital khác nhau (thậm chí có thể bỏ điện thoại di động vào để chụp ảnh). Riêng hộp cứng làm từ hợp chất polycarbonate bọc máy ảnh chống nước (waterproof - case, marine pack - dùng ở độ sâu 30-50m) chỉ dùng riêng cho mỗi máy ảnh hay máy quay video tương thích với nó.
Đây là những tác phẩm do các hướng dẫn viên ghi lại trong lúc hướng dẫn khách lặn tại 14 điểm lặn biển ở Nha Trang.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận