Bên trong phòng điều khiển trung tâm Nhà máy Lọc dầu Dung Quất - Ảnh: BSR
Theo soát xét của Deloitte, lợi nhuận của BSR tăng nhờ giá vốn hàng bán và một số chi phí giảm.
Theo đó, giá vốn hàng bán của BSR đã giảm 0,3% sau soát xét còn 13.509 tỉ đồng, giúp lợi nhuận gộp tăng 1,7% lên 13.509 tỉ đồng. Doanh thu tài chính sau kiểm toán đạt 670,2 tỉ đồng, tăng 3,4%. Chi phí tài chính giảm từ 444,1 tỉ đồng còn 443,9 tỉ đồng.
So với cùng kỳ năm 2021, doanh thu của BSR 6 tháng qua tăng 78,2%; lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ cao gấp 3,5 lần.
Năm nay, cổ đông thông qua kế hoạch với tổng doanh thu hợp nhất 91.678 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.295 tỉ đồng; lần lượt giảm 10% và 81% so với thực hiện 2021. Như vậy, sau 6 tháng, lợi nhuận công ty đã gấp 9,6 lần kế hoạch năm.
Để đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất hoạt động hiệu quả, BSR phải đặt mua dầu thô nguyên liệu ít nhất trước 2 tháng cho kế hoạch sản xuất.
Việc đặt mua nguyên liệu sớm như vậy sẽ hỗ trợ doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp khi giá dầu thế giới tăng khiến giá thành sản xuất sản phẩm xăng dầu sẽ tăng.
Ở chiều ngược lại, khi giá dầu thô thế giới giảm, doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro giảm giá hàng tồn kho và phải dự phòng làm giảm lợi nhuận.
Tuy vậy trên thực tế, giá dầu trong 6 tháng qua đã tăng cao so với dự báo nên chênh lệch giá giữa sản phẩm đầu ra và dầu thô nguyên liệu cao, giúp lợi nhuận của BSR đạt đỉnh.
Chốt phiên giao dịch ngày hôm qua 22-8, cổ phiếu BSR giảm 2,42% và đóng cửa ở mức 24.200 đồng/cổ phiếu. Tính từ đầu năm đến nay, thị giá BSR đã tăng 6,01%, trong đó giá đóng cửa cao nhất là 32.316 đồng/cổ phiếu (ngày 17-6) và giá đóng cửa thấp nhất là 18.283 đồng/cổ phiếu (ngày 13-5).
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận