07/06/2004 08:23 GMT+7

Lời kêu gọi hàn gắn từ Normandy

D.V. (Theo Reuters, BBC, Newsru)
D.V. (Theo Reuters, BBC, Newsru)

TT - Ngày 6-6, tại Normandy (Pháp), nguyên thủ của 17 nước đã cùng các cựu binh chống phát xít tiến hành lễ kỷ niệm 60 năm cuộc đổ bộ lên Normandy trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai - một phần của chiến dịch Overlord giải phóng châu Âu khỏi ách thống trị của Đức quốc xã.

vIhLHYLG.jpgPhóng to
Giọt nước mắt của một cựu binh Anh
TT -Ngày 6-6, tại Normandy (Pháp), nguyên thủ của 17 nước đã cùng các cựu binh chống phát xít tiến hành lễ kỷ niệm 60 năm cuộc đổ bộ lên Normandy trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai - một phần của chiến dịch Overlord giải phóng châu Âu khỏi ách thống trị của Đức quốc xã.

Buổi lễ mở đầu bằng lễ tưởng niệm tại nghĩa trang lính Mỹ Colleville-sur-Mer, gần bờ biển Omaha (nơi quân Mỹ đã hứng chịu những tổn thất nặng nề trong đợt đổ bộ vào sáng 6-6-1944), do hai nguyên thủ Pháp - Mỹ đồng chủ tọa.

Ngoài nguyên thủ các nước tham gia cuộc đổ bộ, Thủ tướng Đức G. Schroeder cũng được mời dự. Ông coi sự kiện này là dấu hiệu cho thấy bóng ma của quá khứ đã được tháo dỡ khỏi nước Đức. Tuy nhiên, ông đã bị dư luận trong nước chỉ trích vì đã không tới viếng nghĩa trang quân sự Đức tại La Cambe, nơi chôn cất 20.000 lính Đức, trong đó có nhiều sĩ quan SS. Thay vào đó, ông đã viếng một nghĩa trang ở Ranville, nơi chôn cất 322 lính Đức cùng binh sĩ của bảy nước khác.

cL9ctkVI.jpgPhóng to
Những người biểu tình ở Paris phản đối chính sách hiếu chiến của Bush
Trong một bài viết trên tờ Bild am Sonntag, Thủ tướng Schroeder viết: "Chiến thắng của quân đồng minh không phải là chiến thắng của nước Đức, mà là chiến thắng cho nước Đức. Đó là sự chiến thắng chế độ Đức quốc xã, một chế độ đã biến việc giết người thành một qui trình công nghiệp". Thủ tướng Schroeder chỉ mới được hai tháng tuổi khi sự kiện đổ bộ tháng 6-1944 diễn ra, và ông đã không bao giờ biết mặt cha mình, một hạ sĩ 32 tuổi bị giết chết tại Romania bốn tháng sau đó. Các nguyên thủ Đức chưa từng bao giờ có mặt tại các lễ kỷ niệm này.

Mười năm trước, thủ tướng Đức khi ấy là H. Kohl cũng vẫn chưa được mời dự lễ kỷ niệm 50 năm sự kiện này. Khi ấy, ông Kohl đã nói sẽ không tham dự lễ kỷ niệm một sự kiện có quá nhiều người Đức phải chết. Nhưng nay, với 3/4 dân Đức sinh ra sau 1945, ông Schroeder đã mạnh dạn chấp nhận lời mời của tổng thống Pháp tới Normandy.

Cuộc đổ bộ Normandy được coi là một trong những cuộc đổ bộ lớn nhất thế giới, với hơn 150.000 quân, 500 tàu chiến và 11.000 máy bay tham gia. Nghĩa trang Mỹ ở Normandy chôn cất tới 9.386 lính Mỹ.

Ở Pháp, dư luận tỏ ra sẵn sàng hàn gắn với Mỹ - Anh, nhưng đồng thời vẫn không quên cuộc chiến tranh Iraq. Ngay trong ngày đầu tiên Tổng thống Bush đến Pháp, khoảng 12.000 người đã xuống đường biểu tình ở Paris để phản đối sự can thiệp của Mỹ ở Iraq và chuyến thăm Pháp của ông Bush.

Trước đó ngày 5-6, Thái tử Charles của nước Anh đã dự lễ nhảy dù của lính Anh và Canada xuống làng Ranville (Pháp). Máy bay ném bom Lancaster của Anh ném xuống mặt biển hàng nghìn hoa anh túc đỏ, biểu tượng cho máu đã đổ trong cuộc đổ bộ năm 1944. Trong khuôn khổ hoạt động này, khoảng 12.000 cựu binh Anh cùng một đoàn tàu thuộc các chiến hạm của Anh, Pháp, Mỹ và một số tàu đổ bộ từ thời Chiến tranh thế giới thứ hai đã xuất phát từ cảng Portsmouth của Anh để vượt eo biển Manche sang Pháp dự lễ kỷ niệm.

D.V. (Theo Reuters, BBC, Newsru)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp