Ăn rau lang xào tỏi rất tốt cho tiêu hóa. Cả củ và rau lang đều nhuận tràng, ăn nhiều trị được táo bón. Phụ nữ sau khi sinh có thể dùng ngọn hay lá rau lang nấu canh hoặc luộc ăn cho thêm sữa. Rau lang còn được phơi khô để làm thuốc nhuận tràng, không có độc tố và không có tác dụng phụ. Đặc biệt trong rau lang có chứa một loại dưỡng chất rất tốt cho người bị bệnh đái tháo đường.
Món ăn bài thuốc có rau lang
- Chữa yếu sinh lý: nam giới có thể bổ sung sức khỏe với món rau lang xào tỏi chung với hành tây, tôm hoặc thịt bò, thịt gà đều tốt. Mỗi tuần ăn 2 lần.
- Chữa táo bón: nấu canh rau lang với một ít dầu ăn hàng tuần, cũng có thể luộc ngọn khoai, trộn với nước chấm, ăn đều mỗi ngày khoảng một chén hoặc ăn rau lang tươi xào dầu vừng. Nấu canh rau lang.
- Phòng chống béo phì: có thể ăn củ và rau lang luộc. Áp dụng chế độ nửa gạo, nửa khoai, hoặc độn chung với nhau nấu thành cơm, cháo, bánh.
- Chữa cảm sốt mùa nóng: nấu rau lang với cải bẹ xanh ăn thay cơm để giúp ra mồ hôi, hạ sốt, giải cảm. Hoặc rau lang khô một nắm, nghệ một củ, dấm 1/2 chén con, sắc uống nóng. Hoặc lấy rau lang tươi luộc chín để xông, rồi ăn khoai nóng, uống nước luộc khoai nóng cho ra mồ hôi.
- Chữa trĩ: dùng nước cốt luộc khoai tươi hay khô, nếu bị trĩ thì uống nước cốt này vào buổi sáng liên tục trong 2-3 tuần.
- Mắt kém: lấy lá khoai lang non xào gan gà hoặc gan lợn.
- Thiếu sữa: lá rau lang tươi non 250g, thịt lợn 200g thái chỉ xào chín mềm, thêm gia vị, hoặc luộc ăn.
- Đau lưng mỏi gối: lấy rau lang tươi non 30g, mai rùa 30g, sắc kỹ lấy nước uống.
- Chữa ngộ độc khoai mì: lấy khoai lang gọt vỏ giã nát thêm nước, vắt lấy nước cốt. Uống cách nhau ½ giờ.
- Phụ nữ băng huyết: lá rau lang tươi một nắm giã nát, lấy nước cốt uống.
- Chữa mụt nhọt: khoai lang 40g, lá bồ công anh 40g, đường hoặc mật mía giã nhuyễn bọc vào vải, đắp lên mụn nhọt.
- Hút mủ nhọt đã vỡ: lấy lá khoai lang non 50g, đậu xanh 12g, thêm chút muối, giã nhuyễn bọc vào vải đắp.
Những điểm cần chú ý khi sử dụng rau lang
- Người tiêu chảy, viêm dạ dày do thừa dịch vị, đường huyết thấp không nên ăn khoai lang và rau lang.
- Người bị sỏi thận không nên ăn thường xuyên mỗi ngày vì sẽ làm sỏi mau lớn hơn do rau lang có chứa các tinh thể calci.
- Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi bụng đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm ợ chua, sình hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng.
- Bảo quản khoai ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, không có chuột bọ và chỉ nên dùng trong vòng một tuần.
- Phải bỏ hết khoai sùng, khoai đã mọc mầm và vỏ xanh chứa chất độc.
- Khi luộc rau lang để ăn và uống nước rau lang chữa bệnh, nên lấy nước thứ hai vì nước thứ nhất thường chát và hăng, nên loại bỏ cọng thân già, chọn những lá gần ngọn xanh tốt.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận