Từ phản ảnh của bạn đọc nạn ô nhiễm, mất đất vì sạt lở, PV Tuổi Trẻ đi thực tế nhiều tháng để ghi lại "Lời cảnh báo từ những dòng sông" qua phóng sự ảnh.

Sông Tô Lịch, Lừ, Sét, Kim Ngưu đang có một tình trạng chung là thèm khát dòng nước sạch. Suốt nhiều năm qua, hiện tượng bồi lắng hai bên bờ, xả nước thải và rác trái phép vẫn ngang nhiên diễn ra khiến những con sông nội đô Hà Nội như bị bóp nghẹt đến "ngộp thở".

Trong tháng 5 và 6-2024, những trận mưa dông dường như chỉ pha loãng phần nào nước thải đen ngòm mà vẫn chưa thể khỏa lấp hết cơn khát. Không chỉ khát nước sạch mà những dòng sông này vẫn thường xuyên bốc mùi hôi thối nồng nặc, trở thành nỗi ám ảnh với nhiều khu dân cư.

Lời cảnh báo từ những dòng sông - Ảnh 1.

Một điểm xả nước thải quy mô lớn chưa qua xử lý “đầu độc” sông Tô Lịch. Ảnh chụp tại khu vực gần cầu vượt Láng Hạ nối quận Cầu Giấy với quận Đống Đa

Lời cảnh báo từ những dòng sông - Ảnh 2.

Sông Tô Lịch thường xuyên bốc mùi hôi thối, trở thành nỗi ám ảnh với nhiều khu dân cư quận trung tâm Hà Nội. Trong ảnh là ông Trường (71 tuổi, quận Cầu Giấy) phải đeo khẩu trang ngăn mùi “sông thối” để cắt tóc cho khách ngay cả khi trời vừa mưa lớn

Hà Nội đã có các giải pháp, triển khai không ít nhà máy xử lý nước thải và xây dựng đề án phục hồi chất lượng môi trường, phát triển hệ thống sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét nhưng đến nay dường như vẫn chưa đạt được kết quả như kỳ vọng. Trong khi đó, ở ngoại thành Hà Nội, sông Nhuệ và sông Đáy cũng đang ô nhiễm rất nặng, có đoạn đen đặc, nổi váng và bị bùn thải cùng các loại bèo "tấn công".

Lời cảnh báo từ những dòng sông - Ảnh 3.

Những dòng sông lớn như sông Đà, sông Hồng tụt lòng dẫn đã khiến không ít công trình của ngành thủy lợi bị treo. Ảnh chụp tại trạm bơm dã chiến Sơn Đà (địa phận xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, Hà Nội)

Lời cảnh báo từ những dòng sông - Ảnh 4.
Lời cảnh báo từ những dòng sông - Ảnh 5.
Lời cảnh báo từ những dòng sông - Ảnh 6.

Đáng chú ý, những dòng sông lớn như sông Đà, sông Hồng có nhiệm vụ đưa nước vào nhiều kênh thủy lợi và sông nhánh ở miền Bắc đến nay nhiều đoạn lòng dẫn đã tụt rất sâu, gây sạt lở nghiêm trọng bờ bãi, nứt toác nhà dân. Tình trạng sụt lún đang diễn ra ngày một nghiêm trọng như muốn xé toạc nhiều ngôi nhà cấp 4 ở thôn Vân Hội, xã Phong Vân (huyện Ba Vì, Hà Nội). Không ít công trình của ngành thủy lợi bị treo phải đầu tư hệ thống trạm bơm dã chiến. Sông lớn bị "ăn mòn", mực nước liên tiếp hạ thấp sẽ khiến ô nhiễm lại gia tăng, chưa có "hồi kết" trên những con sông nói trên.

Lời cảnh báo từ những dòng sông - Ảnh 7.

Tàu hút cát, vận chuyển cát hoạt động, neo đậu tấp nập ở gần khu vực mỏ cát Châu Sơn (xã Châu Sơn, huyện Ba Vì) đã được Hà Nội đưa ra đấu giá (tháng 11-2023) nhưng đến nay vẫn chưa có chủ

Theo đánh giá của Viện Quy hoạch thủy lợi (Bộ NN&PTNT), việc không thể duy trì dòng chảy thường xuyên đã tạo ra những đoạn "sông chết" như sông Đáy, ô nhiễm nặng như hệ thống thủy lợi sông Nhuệ...

Lời cảnh báo từ những dòng sông - Ảnh 8.
Lời cảnh báo từ những dòng sông - Ảnh 9.

Khi tác nghiệp thực hiện phóng sự ảnh này, chúng tôi luôn thường trực câu hỏi do thiên tai hay nhân tai đã khiến những dòng sông vốn dĩ tươi mát, hiền hòa với bao ký ức đẹp đẽ ngày nào nay trở nên ô nhiễm nghiêm trọng đang dần "hấp hối" và nhiều đoạn gần như ngừng chảy?

Lời cảnh báo từ những dòng sông - Ảnh 10.
Lời cảnh báo từ những dòng sông - Ảnh 11.
Lời cảnh báo từ những dòng sông - Ảnh 12.

Sông Đáy nhiều đoạn gần như ngừng chảy. Ảnh chụp tại khu vực sông Đáy chảy qua đại lộ Thăng Long (địa phận xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội)

Lời cảnh báo từ những dòng sông - Ảnh 13.
Lời cảnh báo từ những dòng sông - Ảnh 14.
Lời cảnh báo từ những dòng sông - Ảnh 15.
QUANG THẾ - DANH KHANG
NGỌC THÀNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp