Hiện tượng dông, tố, lốc có thể xảy ra ở bất cứ đâu, vì vào thời điểm giao mùa, nhiệt độ giữa các địa phương mang tính bất đồng rất cao, ví dụ có thể vùng này 33-34 độ C, vùng kia chỉ có hơn 20 độ C. Sự khác biệt giữa các vùng mang tính địa phương cùng với hệ thống thời tiết mà nó có mây đối lưu phát triển do đó dễ gây ra lốc xoáy.
Hầu như mọi nơi đều có thể xảy ra hiện tượng lốc xoáy, tuy nhiên lốc xoáy thường tập trung vào thời điểm không khí lạnh tràn xuống, ở những nơi có nền nhiệt độ cao như phía Tây Bắc Bộ và núi phía bắc từ Phú Thọ trở lên, vùng bán trung du Bắc Bộ.
Đặc điểm của lốc xoáy là có tốc độ gió giật rất cao. Không giống cơn bão có quy mô lớn, lốc xoáy chỉ có quy mô nhỏ, tuy nhiên gió giật rất mạnh và đây là yếu tố nguy hiểm nhất khi xảy ra. Về mặt lý thuyết, trong cơn dông, cơn lốc, có gió giật mạnh có thể lên cấp 12. Tuy nhiên, trước đây cũng đã có hiện tượng thời tiết này xảy ra tại Quảng Ninh với sức gió giật mạnh cấp 16. Khi lốc xảy ra, nguy hiểm nhất là gió giật. Bên cạnh đó, trong lốc xoáy thường kèm theo mưa, mưa đá.
Để chủ động trước lốc xoáy, mưa đá, người dân cần chú ý theo dõi các bản tin thời tiết để nhận được cảnh báo của cơ quan dự báo khí tượng.
Có một số dấu hiệu để người dân nhận biết mưa đá chuẩn bị xảy ra dựa vào một vài những đặc điểm như: ban ngày mà có dông mạnh, mây đen kịt trên bầu trời, ban đêm trời dông, sét, gió đang thổi đều đều bỗng lặng đi, trời lạnh hơn đột ngột. Nếu thấy có cảnh báo mưa đá và những dấu hiệu nhận biết như trên, đặc biệt là vào ban đêm, người dân đang làm ở ngoài đồng cần di chuyển vào những ngôi nhà chắc chắn, đặc biệt không được trú ở gốc cây hay ở những ngôi nhà lợp tấm pro-xi măng. Người dân nên nhanh chóng di chuyển sang những ngôi nhà kiên cố, chẳng hạn như nhà mái bằng, nhà tầng gần nhất để tránh mưa đá.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận