29/05/2024 08:07 GMT+7

Lộc Trời bỏ giá thấp để xuất khẩu sang Indonesia, thiệt hại cho ngành lúa gạo?

Sau khi Indonesia công bố kết quả mở thầu tháng 5-2024, cả hai doanh nghiệp Việt Nam bỏ thầu với giá thấp.

Tập đoàn Lộc Trời vừa trúng thầu gạo cung cấp cho Indonesia 2 lô, số lượng 60.000 tấn, với giá 563 USD/tấn - Ảnh: L.T.

Tập đoàn Lộc Trời vừa trúng thầu gạo cung cấp cho Indonesia 2 lô, số lượng 60.000 tấn, với giá 563 USD/tấn - Ảnh: L.T.

Riêng Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời trúng thầu 2 lô với khối lượng 60.000 tấn gạo, mức giá trúng thầu là 563 USD/tấn, giảm tới 16 USD so với giá chào ban đầu 579 USD/tấn.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Duy Thuận, tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời, thừa nhận doanh nghiệp (DN) này bị áp lực của tài chính vì phải ứng vốn cho nông dân ngay từ đầu, thay vì để bà con nông dân lo chi phí đầu vào.

"Chúng tôi muốn chi phí bà con nông dân chỉ có 50% so với giá bán. Muốn giảm hóa chất cho nông dân, phải có chi phí, ứng vốn cho nông dân. Vốn này do DN bảo lãnh giúp nông dân. Vì ngân hàng chỉ tin DN. Do đó, áp lực tài chính là có", ông Thuận nói.

Tuy nhiên theo ông Thuận, DN này có vùng nguyên liệu và nhiều nhà máy xay xát lúa gạo khắp vùng ĐBSCL, có hệ sinh thái từ mua lúa đến sản xuất lúa gạo nên có lợi thế về chi phí. Do đó, Lộc Trời bán gạo với giá nào cũng không ảnh hưởng đến bà con nông dân.

"Chúng tôi cũng mua lúa của nông dân với mức giá cao hơn từ 100 - 200 đồng/kg so với giá thị trường. Trong đợt vừa rồi, đơn vị mua lúa hơn 3.000 tỉ đồng nhưng bị sự cố nên chỉ thiếu lại 500 tỉ đồng. Đến nay cũng giải quyết xong, giúp nông dân ổn định", ông Thuận nói thêm.

Trao đổi với chúng tôi, TS Võ Hùng Dũng, nguyên giám đốc VCCI chi nhánh ĐBSCL, cho rằng quyết định mức giá bỏ thầu như thế nào là quyền của DN. Nếu giá trúng thầu thấp quá mà mặt bằng trong nước khá cao, DN sẽ lỗ và chính DN mới là bên lo lắng nhất.

Theo ông Dũng, việc DN bỏ thầu giá thấp cũng không gây ảnh hưởng cho ngành lúa gạo Việt Nam, trừ khi DN chiếm thị phần lớn mới gây ảnh hưởng nhưng cũng chỉ trong mùa vụ đó, giai đoạn đó mà thôi.

Tuy nhiên, ông Phạm Thái Bình, chủ tịch HĐQT Công ty CP nông nghiệp công nghệ cao Trung An (TP Cần Thơ), cho rằng việc các DN xuất khẩu gạo Việt Nam hạ giá xuống thấp, kể cả thua lỗ, để trúng thầu xuất khẩu gạo là cạnh tranh nội bộ một cách rất tiêu cực.

Theo ông Bình, dù bất kỳ lý do gì, ngay cả việc bán lỗ để lấy tiền trả nợ vay ngân hàng và thanh toán tiền lúa cho nông dân, việc bỏ thầu giá thấp cũng gây thiệt hại rất lớn đến ngành hàng lúa gạo và ảnh hưởng đến quyền lợi của nông dân.

"Đây là vấn nạn trong ngành gạo. Vấn nạn này chỉ biến mất khi các cơ quan quản lý có giải pháp để DN tiếp cận được vốn vay xây dựng vùng nguyên liệu liên kết với nông dân phát triển ngành hàng lúa gạo bền vững như đề án 1 triệu ha mà Thủ tướng phê duyệt tháng 11-2023", ông Bình nói.

Ngày 22-5, Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) công bố kết quả mở thầu tháng 5 cho thấy trong số 150.000 tấn gạo trúng thầu có 90.000 tấn đến từ các DN Việt Nam. Trong đó, Công ty Lộc Trời trúng thầu

2 lô với khối lượng 60.000 tấn, mức giá 563 USD/tấn, thấp nhất trong số các đơn vị trúng thầu và giảm tới 16 USD so với giá chào ban đầu 579 USD/tấn.

Đơn vị còn lại là Công ty Thuận Minh trúng thầu 30.000 tấn và là đơn vị có giá chào thấp nhất trong số các DN dự thầu - chỉ 564,5 USD/tấn. Nếu so giá gạo trúng thầu với giá gạo nội địa do VFA công bố là 587 USD/tấn, giá trúng thầu của Lộc Trời thấp hơn đến 24 USD/tấn, còn Công ty Thuận Minh thấp hơn 22,5 USD/tấn.

Khối lượng 60.000 tấn còn lại thuộc các DN quốc tế sử dụng nguồn gạo từ Pakistan và Myanmar có giá trúng thầu từ 621,5 - 629 USD/tấn. Đơn vị giảm giá gạo nhiều nhất so với giá chào thầu cũng chỉ 4 USD/tấn. Đợt thầu này còn có 3 lô, mỗi lô 20.000 tấn và Bulog đang thương lượng lại giá với các đơn vị tham gia đến từ Việt Nam với giá chào từ 579 - 582 USD/tấn.

Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời Huỳnh Văn Thòn: Lần này có lỗi với bà con, tôi đau quá!Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời Huỳnh Văn Thòn: Lần này có lỗi với bà con, tôi đau quá!

Ngay sau khi trả hết tiền nợ mua lúa cho nông dân các địa phương ở ĐBSCL, Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời Huỳnh Văn Thòn đã có những chia sẻ với Tuổi Trẻ về những bài học qua vụ việc này.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp